Môi trường làm việc luôn tồn tại những mối nguy, nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn bất ngờ. Chính vì thế, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động trở nên vô cùng quan trọng. Một giải pháp thiết thực để đối mặt với các thách thức về y tế tại nơi làm việc là tham gia khoá đào tạo chứng chỉ y tế lao động. Điều này không chỉ giúp bảo vệ người lao động khỏi những nguy cơ tiềm ẩn mà còn hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và xây dựng môi trường làm việc an toàn, khuyến khích sự phát triển bền vững của cả người lao động và tổ chức.

Khoá đào tạo chuyên môn y tế lao động

Khoá đào tạo chuyên môn y tế lao động

Đối tượng cần tham gia đào tạo chuyên môn y tế lao động

Đối tượng cầm tham gia khoá đào tạo chứng chỉ y tế lao động là những người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh được quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, gồm:

– Bác sỹ.

– Bác sỹ y tế dự phòng.

– Cử nhân điều dưỡng.

– Y sỹ.

– Điều dưỡng trung học.

– Hộ sinh viên.

Nội dung khoá đào tạo chuyên môn y tế lao động

Bài 1: Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động

Các quy định có liên quan của Bộ Luật lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

Các văn bản dưới luật hướng dẫn công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Yêu cầu và nhiệm vụ của người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Bài 2: Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Khái niệm và nhận diện được các yếu tố có hại và nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc, ảnh hưởng sức khỏe người lao động và các nguyên tắc phòng chống.

Các nguyên tắc và quy trình tổ chức quan trắc môi trường lao động.

Bài 3: Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp.

Một số khái niệm và phân loại bệnh nghề nghiệp.

Các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay tại Việt Nam và một số biện pháp dự phòng.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khoẻ trước khi bố trí việc làm, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghè nghiệp.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động.

Nguyên tắc bố trị vị trí làm việc phù hợp với sức khoẻ người lao động.

Bài 4: Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.

Những nguyên tắc xây dựng kế hoạch đáp ứng sơ ứu, cấp cứu nạn nhân và tổ chức sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.

– Quy trình xử lý tai nạn lao động/ tình huống nguy hiểm cần xử lý.

– Quy trình khai báo tai nạn lao động/ tình huống nguy hiểm cần xử lý.

– Sơ cấp cứu trong tình huống khẩn cấp, thảm họa.

Tổ chức sơ cấp cứu

Sơ cấp cứu

Sơ cấp cứu

– Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức sơ cứu, cấp cứu.

– Nội dung cần chuẩn bị.

– Nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế)

Thực hiện được một số kỹ năng, kỹ thuật sơ cấp cứu tại nơi làm việc.

– Cấp cứu ngừng thở, ngừng tim.

– Sơ cứu choáng, sốc.

– Băng bó.

– Sơ cứu vết thương phần mềm, chảy máu.

– Sơ cứu gãy xương.

– Sơ cứu bỏng.

– Sơ cứu điện giật.

– Sơ cứu khi bị ngộ độc.

– Sơ cứu khi bị say nắng, say nóng.

Bà 5: Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.

Các bệnh lây nhiễm thường gặp và tổ chức phòng chống dịch tại nơi làm việc.

Các bệnh không lây nhiễm thường gặp, yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng tại nơi làm việc.

Bài 6: An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc.

Các quy định hiện hành về điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể bao gồm quy định lấy mẫu, lưu mẫu thực phẩm và tổ chức phòng ngừa, xử trí ngộ độc thực phẩm tại nơi làm việc.

Nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động.

Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật tại nơi làm việc.

Bài 7: Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc.

Các nội dung về nâng cao sức khoẻ tại nơi làm việc.

Các phương pháp truyền thông vệ sinh lao động phù hợp tại nơi làm việc.

Bài 8: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động.

Các nội dung của kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.

Liệt kê được các bên liên quan tam gia phối hợp, chức năng nhiệm vụ của từng bên. Các nguồn lực cần thiết cho công tác lập và triển khai kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.

Áp dụng được các kiến thức, kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.

Bài 9: Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.

Lập và quản lý được thông tin về vệ sinh môi trường lao động

Lập và quản lý được hồ sơ sức khoẻ người lao động.

Thực hiện được chế độ báo cáo theo quy định.

Thời gian đào tạo chuyên môn về y tế lao động

Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu là 40 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá.

Đối với khoá đào tạo cập nhật chuyên môn về y tế lao động được thực hiện 5 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động lần đầu có hiệu lực. Thời gian đào tạo lại ít nhất bằng 50% thời gian đào tạo lần đầu, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá.

Chứng chỉ chuyên môn y tế lao động

Sau khi hoàn thành khoá đào tạo, các học viên sẽ được cấp chứng chỉ chuyên môn y tế lao động.

Chứng chỉ có giá trị 05 năm. Trước khi giấy chứng nhận hết bạn, người sử dụng lao động, cá nhân cần đăng ký huấn luyện lại để được cấp chứng chỉ mới.

Đơn vị tổ chức khoá đào tạo chuyên môn y tế lao động

CRS VINA, là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam chuyên tổ chức khoá đào tạo chuyên môn về y tế lao động, đặt ra sứ mệnh quan trọng là cam kết bảo vệ sức khỏe và đảm bảo an toàn cho người lao động trong môi trường làm việc. Với nhiều năm hoạt động và sự tận tâm, CRS VINA đã xác lập vị thế mạnh mẽ của mình trong lĩnh vực đào tạo chứng chỉ y tế lao động.

Đội ngũ giảng viên và chuyên gia tại CRS VINA đều có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm lâu dài trong lĩnh vực y tế lao động, đảm bảo rằng mỗi khoá đào tạo mang lại kiến thức thực tiễn và được cập nhật nhất. Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo người tham gia không chỉ tiếp cận những thông tin mới nhất mà còn áp dụng được kiến thức đó vào thực tế làm việc.

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

5/5 - (2 bình chọn)

Posted by & filed under ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG.