Các thiết bị chịu áp lực ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp cũng như hộ gia đình. Song sóng đó, các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị chịu áp lực luôn đi kèm theo nhiều tai nạn, gây chấn thương và chết người. Đòi hỏi người lao động bao gồm cả người quản lý và vận hành phái am hiểu quy trình vận hành, xử lý sự cố và tai nạn có thể xảy ra. Vậy nên, tất cả những người liên quan trực tiếp, làm việc với thiết bị chịu áp lực phải được huấn luyện an toàn thiết bị chịu áp lực.

Liên hệ tư vấn 0903.980.538

Thiết bị chịu áp lực là những thiết bị, hệ thống làm việc với chất lỏng hoặc chất kí có áp suất cao hơn áp suất khí quyển.

 

Các mối nguy hiểm có thể xảy ra từ thiết bị chịu áp lực.

 

👉 Thiết bị có thể bị nổ, vỡ gây va đập, sóng nổ lớn gây sức ép lên con người và các thiết bị, vật dụng bên cạnh.

👉 Môi chất bên trong hệ thống tràn ra do nổ sẽ gây bỏng, ngộ độc cho con người.

👉 Các chất khí dễ cháy thoát ra có thể gây hỏa hoạn.

 

⭐ Các nguyên nhân gây ra sự cố thiết bị chịu áp lực

 

✔️ Chọn mua thiết bị không đúng với nhu cầu, thiết bị được thiết kế không đúng theo điều kiện làm việc.

✔️ Lắp đặt sai quy cách.

✔️ Sửa chữa hoặc cải tạo không đúng quy trình kỹ thuật.

✔️ Điều kiện bảo dưỡng kém

✔️ Vận hành không đúng do người vận hành không được đào tạo huấn luyện an toàn thiết bị áp lực và không được giám sát, nhắc nhở.

 

 

 

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro

 

🌿 An toàn thiết bị chịu áp lực phải được quan tâm ngay từ khi mua thiết bị.

▪️ Lắp đặt thiết bị có thiết kế phù hợp với điều kiện sử dụng và tuân thủ trong các tiêu chuẩn an toàn hiện hành.

▪️ Thiết bị phải được chế tạo từ các vật liệu phù hợp với môi chất và điều kiện làm việc.

▪️ Quy trình công nghệ phải được lựa chọn cho quá trình thao tác ít gây ảnh hưởng nhất đến thiết bị.

▪️ Cẩn thận đến từng chi tiết khi sửa chữa, cải tạo.

▪️ An toàn vị trí lắp đặt thiết bị

▪️ Lắp đặt thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng, vệ sinh công nghiệp, các quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành để vận hành thuận tiện và an toàn.

▪️ Thiết bị phải được đặt trong nhà riêng.

🌿 Người quản lý, vận hành và bảo dưỡng phải được huấn luyện an toàn thiết bị áp lực. Nắm rõ và đầy đủ điều kiện vận hành của thiết bị.

▪️ Nắm được các thông số vận hành, các thông số phạm vi an toàn.

▪️ Đảm bảo công nhân vận hành, sửa chữa, những người có liên quan được hướng dẫn, huấn luyện, kiểm tra chi tiết quy trình vận hành và xử lý sự cố.

🌿 Lắp đặt đầy đủ các thiết bị bảo vệ và đảm báo chúng luôn ở trạng thải sẵn sàng làm việc.

▪️ Các thiết bị bảo vệ như van an toàn, role áp suất cũng như các thiết bị nhằm mục đích ngắt thiết bị khi áp suất, nhiệt độ, môi chất bên trong vượt quá mức cho phép.

▪️ Các thiết bị báo động (nếu có) cần lắp đặt sao cho các tín hiệu âm thanh, ánh sang dễ nhận thấy nhất.

▪️ Đảm bảo các thiết bị bảo vệ luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.

▪️ Các thiết bị xả tự động như van an toàn, màn phòng nổ phải có ống xả dẫn ra vị trí an toàn.

🌿 Thực hiện đầy đủ quá trình bảo dưỡng thiết bị.

▪️ Mỗi đơn vị sở hữu phải lập kế hoạch bão dưỡng cho thiết bị và toàn bộ hệ thống thiết bị chịu áp lực. Kế hoạch phải tính đến các đặc điểm riêng biệt, từng chi tiết.

▪️ Kiểm tra và phát hiện các điểm bất thường trước khi tiến hành.

▪️ Trước khi thực hiện bảo dưỡng phải đảm bảo xả hết áp suất bên trong, làm vệ sinh đầy đủ.

▪️ Thực hiện các biện pháp và quy trình an toàn trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị.

🌿 Thực hiện đầy đủ các quá trình đào tạo, huấn luyện.

Tất cả những người vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và làm các công việc liên quan đến thiết bị chịu áp lực đều phải được huấn luyện, đào tạo một các đầy đủ. Và trong các trường hợp khi thay đổi công việc; thiết bị hoặc quy trình vận hành thay đổi; sau một thời gian nghỉ việc hoặc làm việc khác và định kỳ hằng năm đều phải huấn luyện.

▪️ Hệ thống chính sách pháp luật về an toàn lao động.

▪️ Kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động.

▪️ Kiến thức chuyên ngành về sử dụng thiết bị áp lực.

▪️ Cấu tạo

▪️ Các yếu tố có thể tạo nên nguy hiểm, có hại liên quan đến thiết bị áp lực.

▪️ Các quy định về chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động.

▪️ Các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

▪️ Kiểm tra và kết thúc khóa học

▪️ Sau khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ an toàn theo quy định của pháp luật.

🌿 Thiết bị phải được đăng ký và kiểm định an toàn đầy đủ. 

▪️ Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thiết bị chịu áp lực phải được kiểm định an toàn đầy đủ.

▪️ Thời hạn kiểm định thiết bị chịu áp lực được quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và thay đổi theo từng loại thiết bị. Thường thì 3 năm kiểm định bên trong, bên ngoài là 6 năm 1 lần.

🌿 An toàn khi cất trữ, bảo quản thiết bị áp lực là các chai chứa khí, bình khí nén.

 

⭐ Nhiệm vụ của người vận hành thiết bị chịu áp lực

 

Thường xuyên kiểm tra tình trạng của bình, sự hoạt động của dụng cụ kiểm tra, đo lường cơ cấu an toàn và phụ tùng.

Vận hành thiết bị một cách an toàn theo đúng quy trình. Kịp thời và bình tĩnh xử lý theo đúng quy trình khi có sự cố xảy ra. Báo ngay với người phụ trách.

Không được làm việc riêng hoặc bỏ vị trí công tác khi thiết bị đang hoạt động.

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 💫 0984.886.985

🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

♨️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

♨️ Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

♨️ Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, Kiểm định an toàn, KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ, Tin tức.