Kiểm định máy nén khí

Máy nén khí là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Là một trong những thiết bị sử dụng có chịu áp làm việc cao hơn 0.7 bar, theo danh mục các thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH.

Trung tâm kiểm định máy nén khí, bình khí nén theo quy trình chuẩn của Bộ ban ngành quy định, Chúng tôi xin giới thiệu với quý khách hàng về việc thực hiện kiểm định máy nén khí nội dung dưới đây. Cần tư vấn hỗ trợ tốt nhất, xin liên hệ trực tiếp bộ phận phụ trách để được hướng dẫn HOTLINE: 0903 980 538.

Chỉ định kiểm định

Các loại máy nén khí

Máy nén khí trục vít ( Screw air compressor )

Máy nén khí trục vít loại có dầu ( Oil flood )

Máy nén khí trục vít loại không dầu ( Oil free )

Máy nén khí Pittong(Piston air compressor)

Máy nén khí đối lưu

Máy nén khí ly tâm

Máy nén khí dòng hỗn hợp

Máy nén khí dạng cuộn (Scroll air compressor)

Kiểm định bình nén khí

Quy định kiểm định máy nén khí

Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar và các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức trên 210 bar phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

Các cán nhân, đơn vị tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và sử dụng thiết bị chịu áp lực được quy định như trên phải thực hiện kiểm định thiết bị trước khi đưa vào sử dụng.

Đối tượng kiểm định bình nén khí

Các Thiết bị áp lực, bình khí nén, máy nén khí, các hệ thống điều chế, hoặc tồn trữ khí, khí hóa lỏng, khí hòa tan nạp vào các bình chai được quy định theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH quy trình kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ do Bộ LĐTB&XH ban hành.

 

Khi nào phải kiểm định máy nén khí

Các thiết bị bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức trên 210 bar, phải được tiến hành kiểm định có tem kiểm định, phiếu kết quả và biên bản kiểm định, tem kiểm định trước khi đưa vào sử dụng khi:

♦ Sau khi thiết bị được lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;

♦ Sau khi thiết bị được tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;

♦ Sau khi thiết bị xẩy ra sự cố gây mất an toàn nghiêm trọng và đã khắc phục xong;

♦ Trước Khi thiết bị gần Hết hạn kiểm định;

♦ Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động;

Kiểm định máy nén khí

Quy trình kiểm định bình chịu áp lực

Các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng quy trình kiểm định bình chịu áp lực:

Bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sau:
– TCVN 6153:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.

– TCVN 6154:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, phương pháp thử.

– TCVN 6155:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.

– TCVN 6156:1966: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử.

– TCVN 6008:1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

– TCVN 7472-2005: Thiết bị áp lực – Hàn liên kết.

Các bước kiểm định

– Chuẩn bị kiểm định: thống nhất lịch thực hiện; trao đổi phương án an toàn thực hiện; bố trí cán bộ kiểm định viên; chuẩn bị máy móc-trang thiết bị.

– Kiểm tra hồ sơ

– Kiểm tra bên ngoài

– Kiểm tra bên trong

– Kiểm tra  khả năng chịu áp lực

– Kiểm tra độ kín chỉ áp dụng đối với các bình làm việc với các môi chất độc hại, dễ cháy nổ

– Kiểm tra vận hành

Chu kỳ kiểm định

– Khám xét bên ngoài và bên trong: ba năm một lần.

– Khám xét bên ngoài,bên trong và thử thủy lực: sáu năm một lần.

– Kiểm tra vận hành bình : một năm một lần.

– Các xitéc và thùng chứa môi chất ăn mòn kim loại (clo, sulfua, hidro…) thời hạn khám nghiệm định kỳ không ít hơn hai năm một lần.

– Các xitéc và thùng chứa propan-butan và chứa các môi chất thông dụng thời hạn khám nghiệm định kỳ không ít hơn bốn năm một lần.

– Trường hợp nhà chế tạo quy định thời hạn khám nghiệm ngắn hơn thì theo quy định của nhà chế tạo.

– Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

– Những trường hợp phải được khám nghiệm bất thường:

+ Khi sử dụng lại các bình đã ngừng sử dụng từ 12 tháng trở lên.

+ Khi bình được cải tạo hoặc chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới.

+ Khi nắn lại các chỗ phồng, móp, hoặc sửa chữa có sử dụng phương pháp hàn tại các bộ phận chủ yếu của bình.

+ Khi nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật của bình.

Các nguyên nhân dẫn đến khám nghiệm bất thường phải ghi rõ vào lí lịch của bình.

 

Với những chia sẻ trên rất mong có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho quý Anh (Chị) khi tìm hiểu về việc thực hiện kiểm định máy nén khí, là trung tâm kiểm định an toàn thiết bị uy tín trên toàn quốc Chúng tôi không ngừng cải tiến để nâng cáo chất lượng và phát triển các dịch vụ gia tăng để hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu về chi phí.

Qúy Anh (Chị) cần thực hiện kiểm định máy nén khí,  bình chịu áp lực và các thiêt bị nồi hơi, hệ thống lạnh, thang máy…thiết bị thuộc danh mục và ngoài danh mục cũng như cần hỗ trợ thêm về dịch vụ: Quan trắc môi trường lao động (đo kiểm môi trường lao động); huấn luyện an toàn lao động; chứng nhận hệ thống quản lý và chứng nhận sản phẩm hãy nhấc máy và gọi ngay cho bộ phận để được tư vấn miễn phí.

 

PHÒNG  KIỂM ĐỊNH AN TOÀN:

Miền Nam: Số 331/70/92 đường Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp,TP.Hồ Chí Minh

Hà Nội: Số 19B ngõ 29/70/16 Khương Đình- Hạ Đình- TP Hà Nội

Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Tp Bắc Ninh.

Sơn La: Số nhà 102, Đường Tô Hiệu, Tổ 5, Phường Tô Hiệu, TP. Sơn La, Sơn La

HOTLINE: 0903.980.538 (Hỗ trợ 24/7)

Web: https://kiemdinhthietbi.info

Rate this post

Posted by & filed under Kiểm định an toàn.