An toàn trong xây dựng là giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Chủ đầu tư trước khi xây dựng công trình cần phải tìm hiểu kỹ những công ty chuyên nghiệp, đẳng cấp để có thể an tâm giao thầu công trình. Yêu cầu cần có đủ chứng chỉ, bằng cấp về an toàn. Với mục đích để công trình xây dựng được thuận lợi, thi công đúng chất lượng, đúng chi phí và sau khi công trình hoàn thành xong chủ nhà có được tâm lý bình an, sống vui vẻ hạnh phúc cùng với người thân trong ngôi nhà mơ ước của mình.

 

 


Tại sao cần đảm bảo an toàn trong xây dựng?

 

Ngành xây dựng là ngành đang có tốc độ phát triển nhất hiện nay khi mà ngày càng nhiều công trình, khu công nghiệp, nhà máy, chung cư được xây dựng. Và đây là nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động xảy ra.

Người làm xây dựng thường luôn ở trong các tình huống rất nguy hiểm ở công trường. Chẳng hạn như gạch rớt, giàn giáo bị sập, rớt ở trên cao xuống, ngã vào hố, giẫm đinh và các vật dụng làm việc.

Các máy móc, các thiết bị có thể bị rò rỉ điện, nhiệt khiến người lao động gặp nguy hiểm chưa kể làm việc ở ngoài công trường con người luôn phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết nắng mưa thất thường dễ bị bệnh, say nắng, choáng váng ngã từ trên cao xuống cực kì nguy hiểm.

Các thiết bị máy móc làm việc không đảm bảo an toàn do lâu ngày không kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa nên khi làm việc dễ dàng bị gặp sự cố ảnh hưởng đến tính mạng người lao động.

Công trường thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho người lao động mà nếu không cẩn thận thì sự cố sẽ xảy ra gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người lao động, ảnh hưởng đến việc thi công công trình và uy tín nhà thầu.

 

Trách nhiệm quản lí an toàn xây dựng của nhà thầu

 

▪️ Làm đề xuất, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản, công trình đang thi công; máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn cần phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.

▪️ Thực hiện thành lập tổ chức bộ phận quản lí an toàn lao động đủ tiêu chuẩn theo quy định.

▪️ Kiểm tra công tác quản lí an toàn trong thi công công trình xây dựng.

▪️ Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia.

▪️ Dừng thi công khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục khi xảy ra sự cố.

▪️ Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng.

▪️ Định kì hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lí an toàn lao động theo quy định của hợp đồng xây dựng.

 

 

 

 

Các yêu cầu chung đối với an toàn trong xây dựng:

 

▪️ Không được phép thi công khi chưa có đủ tài liệu, hồ sơ thiết kế biện pháp kĩ thuật và tổ chức thi công với đủ các nội dung về biện pháp an toàn và phòng chống cháy, nổ.

▪️ Máy xây dựng phải được kiểm định.

▪️ Lao động làm việc trên cao, hầm sâu phải có túi đựng dụng cụ đồ nghề, không được thả, ném các loại vật liệu, dụng cụ, đồ nghề từ trên cao xuống.

▪️ Đối với công việc trên sông nước phải là người lao động được huấn luyện an toàn trong xây dựng.

▪️ Đối với công việc trên công trường người lao động phải sử dụng đúng, đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân.

▪️ Làm việc độ cao 2m trở lên hoặc dưới 2m nếu dưới chỗ làm có chướng ngại vật nguy hiểm phải có dây đai hoặc lưới an toàn trong xây dựng. Nếu không được được sàn thao tác có lan can an toàn trong xây dựng thì không được phép cho người lao động làm việc.

▪️ Không được thi công cùng một lúc ở hai hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng đứng, nếu không có thiết bị bảo vệ an toàn cho người bên dưới.

▪️ Không được làm việc trên giàn giáo, ống khói, đài nước, cột điện, trụ hoặc hầm cầu, mái nhà hai tầng trở lên khi mưa to, giông, bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên. Sau đợt mưa bão, sau khi dừng thi công nhiều ngày phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp.

▪️ Có biện pháp an toàn xây dựng để thông giúp và phương tiện đề phòng khí độc, sập lỡ khi làm ở giếng sâu, hầm, thùng kín.

▪️ Hệ thống an toàn lao động trên công trường phải lắp đủ đèn chiếu sáng và không được phép thi công đêm ở nơi không có đèn sáng công suất 100-300 lux đối với nơi làm việc và chiếu sáng chung 30-80 lux.

▪️ Có hệ thống chống sét bảo vệ toàn bộ công trường trong quá trình thi công.

▪️ Khi trên công trường xây dựng có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ hoặc ở những công trường xây dựng có chứa có nguồn phóng tự nhiên, cần tuân thủ theo quy định hiện hành của nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ.

▪️ Công trường phải có sổ nhật kí an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lí trong quá trình thi công.

▪️ Công trường xây dựng, mọi vị trí làm việc phải giữ gọn gàng, ngăn nắp. thiết bị để đúng quy định, vật liệu được thu dọn.

 

 

Một số phương pháp đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng

 

▪️ Khu vực thực hiện thi công phải luôn gọn gàng, loại bỏ tối đa các yêu tố có khả năng gây mất an toàn như: vật sắc nhọn, dụng cụ xây dựng không cần thiết, dây điện bị hở, ổ cắm nối tiếp không đảm bảo chất lượng.

▪️ Bố trí hợp lí các biện quản cáo và nội quy an toàn lao động. Các biển này nên ở những vị trí mà tất cả mọi người đều có thể dễ dàng quan sát, thường xuyên thấy.

▪️ Đối với những vị trí có thể gây nguy hiểm trên công trường, đơn vị thực hiện thi công bắt buộc phải bố trí người hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ cảnh báo để đề phòng tai nạn cho người lao động.

▪️ Người lao động phải được bảo vệ trang bị bảo hộ lao động gồm quần áo, mũ nón, giày, găng tay và các thiết bị cần thiết.

▪️ Chủ đầu tư cùng với nhà thầu thi công phải có kế hoạch dự trù trong xử lí tai nạn. Khi có sự chủ động và biện pháp xử lí kịp thời, công trường sẽ không bị rối và hạn chế tối đa thiệt hại về người và của.

Chỉ định huấn luyện an toàn Crs Vina

Hồ sơ an toàn trong xây dựng

 

▪️ Quyết định thành lập ban an toàn lao động của công ty.

▪️ Quyết định thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh của dự án.

▪️ Phiếu giao việc cho cán bộ an toàn.

▪️ Nội quy công trường

▪️ Nội quy an toàn lao động.

▪️ Danh sách công nhân.

▪️ Bản cam kết đã học an toàn lao động.

▪️ Bản cam kết an toàn thi công xây dựng.

▪️ Biên bản huấn luyện ATVSLĐ.

▪️ Nội dung học an toàn.

▪️ Nhật kí an toàn.

▪️ Sổ giao việc.

▪️ Sổ kiến nghị.

▪️ Sổ theo dõi cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân.

▪️ Sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn.

▪️ Sổ theo dõi tai nạn lao động.

▪️ Sổ theo dõi công tác khám sức khỏe và bệnh nghề nghiệp.

▪️ Sổ theo dõi máy móc thiết bị

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA 

 

📞 Hotline: 0903.980.538 💧 0984.886.985

🌧️ Website: https://kiemdinhthietbi.info/

🌧️ Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

🌧️ Email: lananhcrsvina@gmail.com

🔱 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

🔱 Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

🔱 Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

5/5 - (2 bình chọn)

Posted by & filed under ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, Tài liệu, Tin tức.