Trong lĩnh vực y tế lao động, chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động trong môi trường làm việc. Chứng chỉ này đánh giá khả năng và kiến thức của nhân viên y tế trong việc xử lý các tình huống y tế tiềm ẩn và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

Chứng chỉ chuyên môn y tế lao động là gì?

Chứng chỉ chuyên môn y tế lao động là một tài liệu được cấp cho nhân viên y tế sau khi họ hoàn thành khóa học đào tạo về y tế lao động. Chứng chỉ này chứng nhận rằng nhân viên đã đạt được kiến thức và kỹ năng cần thiết để nhận biết, đánh giá và xử lý các tình huống y tế có thể xảy ra trong môi trường làm việc. Chứng chỉ chuyên môn y tế lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động và ngăn chặn nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Đối tượng nào phải tham gia huấn luyện cấp chứng chỉ chuyên môn y tế lao động?

Đối tượng nào phải tham gia huấn luyện cấp chứng chỉ chuyên môn y tế lao động là những người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân điều dưỡng, y sĩ, điều dưỡng trung học, hộ sinh viên được quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP

Lợi ích của chứng chỉ chuyên môn y tế lao động

Có nhiều lợi ích khi sở hữu chứng chỉ chuyên môn y tế lao động, bao gồm:

Đảm bảo an toàn cho người lao động: Chứng chỉ này cho phép nhân viên y tế nhận biết và đối phó với các nguy cơ y tế trong môi trường làm việc, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế: Kiến thức và kỹ năng được học từ chứng chỉ chuyên môn y tế lao động giúp cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn với các tình huống khẩn cấp.

Tăng cường khả năng cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm: Nhân viên có chứng chỉ chuyên môn y tế lao động sẽ có lợi thế trong việc tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực y tế lao động, do được coi là có kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Điều kiện và yêu cầu để được cấp chứng chỉ

Để được cấp chứng chỉ chuyên môn y tế lao động, nhân viên cần đáp ứng một số điều kiện và yêu cầu, bao gồm:

Hoàn thành khóa học đào tạo y tế lao động: Nhân viên cần tham gia và hoàn thành đầy đủ khóa học đào tạo về y tế lao động tại các trung tâm hoặc tổ chức có liên quan.

Đạt kết quả tối thiểu trong bài kiểm tra: Nhân viên cần đạt điểm tối thiểu trong bài kiểm tra cuối khóa để chứng tỏ kiến thức và kỹ năng của mình.

Nộp đầy đủ hồ sơ: Nhân viên cần nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký cấp chứng chỉ, bao gồm giấy tờ chứng minh việc hoàn thành khóa học và kết quả bài kiểm tra.

Nội dung đào tạo chứng chỉ chuyên môn y tế lao động

Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động

Các quy định có liên quan của Bộ Luật lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

Các văn bản dưới luật hướng dẫn công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Yêu cầu và nhiệm vụ của người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và quan trắc môi trường lao động

Trình bày khái niệm và nhận diện được các yếu tố có hại và nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc, ảnh hưởng sức khỏe người lao động và các nguyên tắc phòng chống.

Trình bày được nguyên tắc và quy trình tổ chức quan trắc môi trường lao động.

Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp

Trình bày được một số khái niệm và phân loại bệnh nghề nghiệp:

khái niệm bệnh nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp đặc thù, bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Danh sách bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Phân loại các nhóm bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

Trình bày các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam và một số biện pháp dự phòng:

Một số bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm thường gặp (bệnh bụi phổi và phế quản, bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, bệnh do yếu tố vật lý, bệnh đa nghề nghiệp, bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp).

– Nguyên nhân gây bệnh.

– Ngành nghề nguy cơ cao; Các biện pháp dự phòng bệnh nghề nghiệp (biện pháp kỹ thuật, cá nhân, y tế, tổ chức lao động) theo các nhóm bệnh nghề nghiệp:

– Bệnh lây qua đường hô hấp.

– Bệnh nhiễm độc hóa chất.

– Bệnh truyền nhiễm.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe trước bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

– Giới thiệu các nội dung về chăm sóc, quản lý sức khỏe người lao động.

– Nguyên lý, phương pháp tổ chức hoạt động khám sức khỏe (khám bố trí việc làm, khám định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp).

Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động.

– Các nội dung quy định về giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

– Quy trình nộp/ thực hiện hồ sơ giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

– Nội dung điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

Trình bày nguyên tắc bố trí vị trí việc làm phù hợp sức khỏe người lao động.

– Đánh giá tình trạng sức khỏe người lao động dựa trên số liệu sẵn có về sức khỏe người lao động.

– Xác định vị trí làm việc phù hợp vời điều kiện sức khỏe của người lao động và các bước cần thực hiện để bố trí công việc.

Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc

Trình bày được nguyên tắc xây dựng kế hoạch đáp ứng sơ cứu, cấp cứu nạn nhân và tổ chức sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.

Kế hoạch đáp ứng sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tại nơi làm việc

– Quy trình xử lý tai nạn lao động/ tình huống nguy hiểm cần xử lý.

– Quy trình khai báo tai nạn lao động/ tình huống nguy hiểm cần xử lý.

– Sơ cấp cứu trong tình huống khẩn cấp, thảm họa.

Tổ chức sơ cấp cứu

– Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức sơ cứu, cấp cứu.

– Nội dung cần chuẩn bị.

– Nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế).

Thực hiện được một số kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản tại nơi làm việc.

Một số kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản:

– Cấp cứu ngừng thở, ngừng tim.

– Sơ cứu choáng, sốc.

– Băng bó.

– Sơ cứu vết thương phần mềm, chảy máu.

– Sơ cứu gãy xương.

– Sơ cứu bỏng.

– Sơ cứu điện giật.

– Sơ cứu khi bị ngộ độc.

– Sơ cứu khi bị say nắng, say nóng.

Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc

Các bệnh lây nhiễm thường gặp và tổ chức phòng chống dịch tại nơi làm việc.

– Một số bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch thường gặp tại nơi làm việc.

– Tổ chức phòng chống các nhóm dịch bệnh:

Lây qua đường hô hấp.

Lây qua đường tiêu hóa.

Lây qua đường máu, dịch,…

Các bệnh không lây nhiễm thường gặp, yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng tại nơi làm việc.

– Một số bệnh không lây nhiễm thường gặp tại nơi làm việc.

– Yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng các bệnh không lây: cơ xương khớp, tâm thần, bệnh chuyển hóa, tim mạch,…

An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc

Các quy định hiện hành về điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể bao gồm quy định lấy mẫu, lưu mẫu thực phẩm và tổ chức phòng ngừa, xử trí ngộ độc thực phẩm tại nơi làm việc.

– Điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm.

– Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ bếp ăn tập thể và các biện pháp phòng chống.

– Kế hoạch/ biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do bếp ăn tập thể, xác định rõ các nguồn lực cần thiết và vai trò của các bên liên quan.

– Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động.

– Nguyên tắc, nội dung, phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho người lao động theo nhu cầu năng lượng.

Tổ chức thực hiện được việc bồi dưỡng hiện vật tại nơi làm việc.

– Quy định về bồi dưỡng hiện vật.

– Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các bên liên quan thực hiện bồi dưỡng cho người lao động.

Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc

Trình bày được các nội dung về chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc.

– Định nghĩa, mục đích và sự cần thiết phải chăm sóc, nâng cao sức khỏe nơi làm việc.

– Các nguyên tắc nâng cao sức khỏe nơi làm việc.

– Các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc.

Trình bày được các phương pháp truyền thông vệ sinh lao động phù hợp tại nơi làm việc.

Một số khái niệm:

+ Thông tin.

+ Truyền thông.

+ Giáo dục.

– Mục đích, vai trò của truyền thông, giáo dục.

– Phương pháp truyền thông và các phương tiện truyền thông:

+ Trực tiếp.

+ Gián tiếp.

– Đặc điểm, ưu nhược điểm của các phương pháp truyền thông.

– Nội dung truyền thông phù hợp theo đối tượng, phương pháp truyền thông, chủ đề cần truyền thông.

– Tổ chức hoạt động truyền thông giáo dục tại nơi làm việc.

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động

Trình bày được các nội dung kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.

Các nội dung yêu cầu của kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.

Liệt kê được các bên liên quan tham gia phối hợp, chức năng nhiệm vụ của từng bên và các nguồn lực cần thiết cho công tác lập và triển khai kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.

– Các bên liên quan trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.

– Chức năng, nhiệm vụ của từng bên và cách thức phối hợp.

– Trang thiết bị cần thiết cho công tác an toàn vệ sinh lao động.

Áp dụng được kiến thức, kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.

Lập kế hoạch liên quan đến cấu phần an toàn vệ sinh lao động theo quy định hiện hành.

Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động

Lập và quản lý được thông tin về vệ sinh môi trường lao động.

– Những nội dung trong hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

– Lập danh mục thông tin về vệ sinh môi trường lao động cần quản lý.

Lập và quản lý được hồ sơ sức khỏe người lao động.

– Nội dung quy định của hồ sơ sức khỏe người lao động.

– Lập hồ sơ sức khỏe (hồ sơ sức khỏe, hồ sơ khám, hồ sơ theo dõi tai nạn lao động…).

Thực hiện được chế độ báo cáo theo quy định.

– Các nội dung vệ sinh lao động cơ sở sản xuất kinh doanh cần báo cáo.

– Quy định về nội dung, tần suất, hình thức, đơn vị tiếp nhận báo cáo theo quy định.

Thực hành được việc lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.

Thời hạn chứng chuyên môn y tế lao động

Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động có thời hạn 05 năm.

Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động hết hạn, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lập danh sách những người được cấp, kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này gửi về cơ quan, đơn vị, tổ chức huấn luyện có thẩm quyền theo quy định cấp.

Học chứng chỉ chuyên môn y tế lao động ở đâu?

Các cá nhân, doanh nghiệp muốn đăng ký khoá học cấp chứng chỉ chuyên môn y tế lao động, có thể liên hệ CRS VINA để được tư vấn.

CRS VINA là trung tâm huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện PCCC chuyên nghiệp, uy tín, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

📌 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

📌 Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

📌 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

📌 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

📌 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

📌 Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

📌 Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

5/5 - (2 bình chọn)

Posted by & filed under Tin tức.