Pháp luật an toàn lao động có yêu cầu những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như thiết bị nâng, nồi hơi, máy móc thiết bị xây dựng, hệ thống lạnh, hệ thống chống sét, những thiết bị thuộc danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động cần phải được kiểm tra an toàn và dán tem kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Chủ sở hữu các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt cần liên hệ các đơn vị được cấp phép thực hiện kiểm định để tiến hành kiểm định theo quy định của pháp luật. Dưới đây là quy trình kiểm định thiết bị nghiêm ngặt mà chủ sở hữu thiết bị và kiểm định viên cần thực hiện đúng quy trình.
Vì sao cần kiểm định thiết bị nghiêm ngặt?
Những thiết bị thuộc danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động là những thiết bị có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và môi trường. Vậy nên, các thiết bị này phải được kiểm định và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm định định kỳ (thời gian giữa 2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng thiết bị).
Căn cứ pháp luật về kiểm định thiết bị nghiêm ngặt
👉 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016.
👉 Căn cứ Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
👉 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi tường.
Quy trình kiểm định thiết bị nghiêm ngặt
Khi thực hiện kiểm định thiết bị nghiêm ngặt, các kiểm định viên phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong.
– Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm.
– Kiểm tra vận hành.
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
▪️ Thiết bị cần kiểm định phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
▪️ Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.
▪️ Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
▪️ Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để việc kiểm định diễn ra thuận lợi nhất.
CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
Trước khi tiến hành kiểm định, đơn vị kiểm định và chủ sở hữu thiết bị cần chuẩn bị:
▪️ Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:
▪️ Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu của thiết bị.
▪️ Vệ sinh trong, ngoài thiết bị nếu cần thiết.
▪️ Chuẩn bị các công trình đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của thiết bị.
▪️ Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư, thiết bị để phục vụ quá trình kiểm định. Đơn vị sở hữu thiết bị cần cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.
Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt.
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
Kiểm tra lý lịch của thiết bị:
– Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn.
– Tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực.
– Bản vẽ chế tạo.
– Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
– Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đối tượng kiểm định.
Hồ sơ xuất xưởng của thiết bị.
– Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn.
– Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn.
– Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường,biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
Hồ sơ lắp đặt:
– Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng.
– Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt.
– Các biên bản kiểm định (nếu có).
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Kiểm tra lý lịch, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước.
Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Kiểm tra, xem xét hồ sơ như trường hợp kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác quy định trong các trường hợp sau đây:
▪️ Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
▪️ Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: xem xét hồ sơ lắp đặt.
Đánh giá kết quả hồ sơ, lý lịch.
Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
▪️ Mặt bằng, vị trí lắp đặt.
▪️ Hệ thống chiếu sáng vận hành kiểm tra.
▪️ Sàn thao tác, cầu thang, giá treo.
▪️ Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét (nếu có).
▪️ Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của thiết bị so với hồ sơ lý lịch.
▪️ Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo lường và phụ trợ về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
▪️ Kiểm tra tình trạng của các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của thiết bị chính.
Đánh giá kết quả.
▪️ Nếu kết quả đạt yêu cầu thì tiến hành kiểm định ở bước tiếp theo.
▪️ Nếu kết quả chưa đạt, kiểm định viên sẽ dừng lại ở bước đó bà cần thông báo với chủ sở hữu, đưa ra phương án sửa chữa, khắc phục và tiến hành kiểm định lại sau.
Kiểm tra kỹ thuật bên trong.
▪️ Kiểm tra tình trạng bên trong của thiết bị.
▪️ Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
▪️ Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo. Trong tài liệu phải ghi rõ: hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra.
▪️ Khi không có khả năng kiểm tra bên trong do đặc điểm kết cấu của thiết bị thì thay thế việc kiểm tra bên trong bằng thử thủy lực với áp suất thử quy định và kiểm tra những bộ phận có thể khám xét được.
▪️ Khi nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật các bộ phận người sử dụng cần tháo gỡ một phần hoặc toàn bộ để kiểm tra.
Đánh giá kết quả.
▪️ Nếu kết quả đạt yêu cầu thì tiến hành kiểm định ở bước tiếp theo.
▪️ Nếu kết quả chưa đạt, kiểm định viên sẽ dừng lại ở bước đó bà cần thông báo với chủ sở hữu, đưa ra phương án sửa chữa, khắc phục và tiến hành kiểm định lại sau.
Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm:
▪️ Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm với tải trọng phù hợp với từng thiết bị.
▪️ Chủ sở hữu cần chuẩn bị địa điểm, tải thử và cử người vận hành theo yêu cầu của kiểm định viên.
Đánh giá kết quả.
▪️ Nếu kết quả đạt yêu cầu thì tiến hành kiểm định ở bước tiếp theo.
▪️ Nếu kết quả chưa đạt, kiểm định viên sẽ dừng lại ở bước đó bà cần thông báo với chủ sở hữu, đưa ra phương án sửa chữa, khắc phục và tiến hành kiểm định lại sau.
Kiểm tra vận hành.
Tiến hành vận hành đặc điểm của từng thiết bị.
XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định ban hành kèm theo quy trình này.
Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
– Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền.
– Người được giao tham gia và chứng kiến kiểm định.
– Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
Dán tem kiểm định: Kiểm định viên dán tem kiểm định khi thiết bị đạt yêu cầu.Tem được dán ở vị trí dễ quan sát.
Chứng nhận kết quả kiểm định:
▪️ Khi thiết bị được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
▪️ Khi thiết bị được kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện thông qua biên bản và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định. Trong đó phải ghi rõ lý do nồi không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó.
Trên đây là quy trình kiểm định thiết bị nghiêm ngặt, quý doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký thực hiện kiểm định an toàn thiết bị có thể liên hệ CRS VINA.
Chúng tôi là đơn vị đủ điều kiện được cấp phép thực hiện kiểm định an toàn thiết bị.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ KIỂM ĐỊNH CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
✳️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
✳️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
✳️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
✳️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.