Quy định về kiểm định an toàn thiết bị điện được quy định chi tiết tại Thông tư 33/2015/TT-BCT của Bộ Công thương. Kể từ ngày 06/01/2017, tất cả các cá nhân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có kinh doanh, sử dụng thiết bị điện bắt buộc phải thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị điện.
Kiểm định an toàn thiết bị điện không chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng, phòng tránh cháy nổ và tai nạn lao động mà còn giúp doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật, nâng cao hình ảnh thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, giảm thiểu chi phí liên quan.
Quy định về kiểm định an toàn thiết bị điện tại những văn bản nào?
✍️ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kĩ thuật ngày 29/6/2016.
✍️ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
✍️ Điều 1 – Phạm vi điều chỉnh của Luật Điện lực Ngày 03 tháng 12 Năm 2004.
✍️ Điều 51 – An toàn trong sử dụng điện cho sản xuất của Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004: Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất phải thực hiện các quy định về điện, quy phạm, tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN);
✍️ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết tiến hành Luật Điện lực về an toàn điện;
✍️ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;
✍️ Thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công thương quy định về kiểm định kĩ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ điện, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 01 năm 2017.
Kiểm định an toàn kĩ thuật các thiết bị, dụng cụ điện là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật tương ứng.
Tại sao cần phải kiểm định an toàn thiết bị điện?
Kiểm định an toàn thiết bị điện là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh và sử dụng thiết bị điện.
Hiện nay, các thiết bị điện đều được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp nên khi xảy ra sự cố sự ảnh hưởng đến tính mạng con người là rất lớn. “Phòng cháy hơn chữa cháy” nên việc kiểm định an toàn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp. Hơn nữa việc kiểm định sẽ cho thấy được mức độ hư hỏng của thiết bị điện như thế nào, từ đó có thế dễ dàng sửa chữa, bảo trì hoặc thay thế. Vì thế, việc kiểm định an toàn thiết bị điện sẽ tạo sự an toàn cho người sử dụng và công suất làm việc của họ cũng theo đó mà tăng lên.
Danh mục dụng cụ, thiết bị điện phải kiểm định
Thiết bị sử dụng ở môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, với mọi cấp điện áp
▪️ Máy biến áp phòng nổ
▪️ Động cơ điện phòng nổ
▪️ Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ
▪️ Thiết bị điều khiển phòng nổ
▪️ Máy phát điện phòng nổ
▪️ Rơ le dòng rò
▪️ Cáp điện phòng nổ
▪️ Đèn chiếu sáng phòng nổ
Thiết bị điện sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có điện áp từ 1.000v trở lên
▪️ Chống sét van
▪️ Máy biến áp
▪️ Máy cắt
▪️ Cáp điện
▪️ Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa
▪️ Sào cách điện
Nội dụng Kiểm định thiết bị điện
Nội dung kiểm định thiết bị điện, dụng cụ điện được quy định cụ thể trong các quy định kiểm định tương ứng với mỗi loại, cơ bản các hạng mục chính như sau:
▶️ Kiểm tra bên ngoài;
▶️ Đo điện trở cách điện;
▶️ Đo điện trở của các cuộn dây;
▶️ Kiểm tra độ bền của điện môi;
▶️ Đo điện trở tiếp xúc;
▶️ Đo dòng điện rò;
▶️ Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
▶️ Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm;
Đối với các thiết bị ở Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2015/TT-BCT, ngoài các nội dụng kiểm định này phải kiểm tra phần cơ cấu đấu nối, tình trạng vỏ thiết bị, khả năng phát nhiệt và kết cấu chống cháy, nổ.
Dán tem kiểm định
Sau kho kết thúc kiểm định và thiết bị đạt yêu cầu theo quy chuẩn, đơn vị kiểm định thực hiện dán tem kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định theo mẫu.
Đối với những thiết bị điện làm việc ở vị trí, môi trường không thực hiện được việc dán tem kiểm định thì cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2015/TT-BCT.
Chu kì thực hiện kiểm định thiết bị điện
Kiểm định lần đầu: kiểm định phải được thực hiện trước khi đưa thiết bị, dụng cụ vào sử dụng, vận hành thiết bị.
Kiểm định định kỳ: phải được thực hiện định kì trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện:
Đối với thiết bị điện trong dây chuyền đang vận hành không thể tách rời để kiểm định riêng lẻ, được kiểm định theo chu kì đại tu dây chuyền thiết bị;
Đối với thiết bị điện không thuộc trong dây chuyền đang vận hành không thể tách rời, được kiểm định định kì theo quy định của nhà sản xuất, nhưng:
Không quá 12 tháng đối với các thiết bị điện quy định tại Mục I Phụ lục I ban hành trong Thông tư 33/2015/BCT;
Không quá 36 tháng đối với các thiết bị, dụng cụ điện quy định tại Mục II và mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2015/BCT;
Kiểm định bất thường: thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo như cầu của doanh nghiệp sử dụng, vận hành thiết bị dụng cụ điện.
Quy định kiểm định an toàn thiết bị điện
Việc kiểm định an toàn thiết bị điện được thực hiện bởi tổ chức kiểm định do Bộ Công thương chỉ định.
Nội dung quy trình kiểm định do tổ chức kiểm định xây dựng trên cơ sở quy trình khung do Bộ Công thương ban hành. Trường hợp chưa có quy trình khung, tổ chức kiểm định xây dựng, ban hành quy trình kiểm định cho từng loại thiết bị trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam; quy định, hướng dẫn của nhà chế tạo. Các hạng mục và phương pháp kiểm định
Kết thúc kiểm định, những thiết bị, dụng cụ điện đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định ở vị trí không bị che khuất, dễ quan sát và tránh được tác động không có lợi của môi trường.
Mọi thắc mắc có thể liên hệ:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN, TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
🌻 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
🌻 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
🌻 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
🌻 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.