Việc quản lý và đảm bảo an toàn lao động luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp và tổ chức. Để đảm bảo rằng tai nạn lao động không chỉ xảy ra, mà còn được điều tra và giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả cần phải điều tra tai nạn lao động. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy định thời gian điều tra tai nạn lao động, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Điều tra tai nạn lao động là gì?
Điều tra tai nạn lao động là hoạt động thu thập các chứng cứ, tư liệu,…về vụ tai nạn lao động. Tìm hiểu những nguyên nhân, diễn biến của vụ tai nạn để có những biện pháp kiến nghị, trực tiếp giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tuỳ theo hậu quả của tai nạn lao động và khu vực, địa bàn xảy ra mà thẩm quyền, trách nhiệm điều tra tai nạn lao động thuộc người sử dụng lao động hoặc do cơ quan Thanh tra nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh, cấp trung ương phối hợp hoặc thuộc thẩm quyền của các cơ quan cảnh sát giao thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng… Nhìn chung, trách nhiệm chính về điều tra tai nạn lao động thuộc về người sử dụng lao động và cơ quan Thanh tra nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Khi xảy ra tai nạn lao động hoặc khi nhận được thông báo về tai nạn lao động, việc điều tra tai nạn lao động phải dược tiến hành ngay. Quá trình điều tra phải được ghi lại thành biên bản. Kết quả điều tra phải được lưu lại trong hồ sơ vụ tai nạn đó. Hồ sơ này sẽ là căn cứ cơ bản để giải quyết vụ việc và xử lí vi phạm.
Vụ tai nạn lao động đã được điều tra mà có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành điều tra lại. Chi phí cho quá trình điều tra tai nạn lao động do người sử dụng lao động nơi xảy ra tai nạn lao động chịu.
Quy định thời gian điều tra tai nạn lao động
Thời gian điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp trung ương quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:
🔸 Không quá 4 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động.
🔸 Không quá 7 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động.
🔸 Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên.
🔸 Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người.
🔸 Không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y.
Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn.
Đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động, làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên, tai nạn lao động chết người có tình tiết phức tạp thì được gia hạn thời gian điều tra một lần nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại các điểm này. Trưởng đoàn điều tra phải báo cáo việc gia hạn và được sự đồng ý của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động đối với tai nạn lao động vừa nêu.
Trong quá trình điều tra tai nạn lao động quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm, Đoàn điều tra phải báo cáo bằng văn bản, kèm theo các tài liệu, chuyển giao đồ vật, phương tiện liên quan (nếu có) cho cơ quan điều tra để xem xét, khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Thời hạn giải quyết đối với kiến nghị khởi tố thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Trường hợp cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án, thì trong thời hạn 5 ngày, kể từ khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan điều tra có trách nhiệm cung cấp và chuyển giao cho Đoàn điều tra tai nạn lao động các tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động.
Gia hạn điều tra tai nạn lao động
Đối với các trường hợp tai nạn lao động nghiêm trọng (Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng, tai nạn lao động làm chết người, tai nạn lao động cần giám định kỹ thuật, giám định pháp y) thì thời gian điều tra có thể dài hơn thời hạn điều tra tùy vào tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tai nạn. Trong trường hợp này, Trưởng đoàn điều tra có trách nhiệm báo cáo về việc gia hạn và phải có được sự đồng ý của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra (người sử dụng lao động đối với Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với Đoàn điều tra tai nạn lao đọng cấp tỉnh; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thủ trưởng cơ quan Nhà nước quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương) tai nạn lao động thì được gia hạn điều tra.
Tuy nhiên, theo Khoản 6 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, chỉ có thể gia hạn điều tra một lần duy nhất và thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn cho từng loại tai nạn lao động.
Chẳng hạn, gia hạn điều tra tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ không quá 04 ngày do thời hạn điều tra tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ là không quá 04 ngày.