Kiểm định an toàn hệ thống điện được diễn ra hàng năm nhằm giảm thiểu những tai nạn do diện. Quy trình kiểm định được thực hiện tuân thủ quy định về an toàn lao động, bảo hộ lao động và thực hiện thường xuyên giúp chúng ta phòng ngừa những mối nguy hiểm xung quanh các thiết bị điện, giám sát mạng lới điện và đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, an toàn cho mỗi con người.

 

Kiểm định an toàn hệ thống điện

 

Hệ thống điện là gì?

 

Hệ thống điện động lực truyền tải đến các phụ tải tiêu thụ điện, truyền tải điện đến các hộ gia đình. Biến điện năng lượng thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng để phục vụ nhu cầu sử dụng của con người. Bên cạnh sự cần thiết của điện thì luôn đi kèm với những rủi ro, tai nạn điện. Mà những thiệt hại từ tai nạn điện là không hề nhỏ, nguy hiểm đến tài sản, tính mạng con người. Chính vì vậy, cần phải thực tốt kiểm định an toàn hệ thống điện trước khi đưa vào sử dụng cũng như thực hiện kiểm định định kỳ.

 

Tại sao cần phải kiểm định an toàn hệ thống điện?

 

Điện năng đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống, nhưng bản thân nó cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mà chúng ta không thể lường hết được. Do đó, nó có thể gây ra những tai nạn, sự cố rất nghiêm trọng nếu chúng ta không tuân thủ theo quy định, tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn sử dụng điện, kiểm định an toàn hệ thống điện.

Hằng năm trong cả nước đã xảy ra hỏa hoạn lớn, hàng trăm vụ tai nạn điện gây thiệt hại nặng về tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của Nhà nước và nhân dân mà nguyên nhân cơ bản là do mất an toàn sử dụng điện. Tai nạn điện là một trong những nguyên nhân gây chết người hàng đầu trong tai nạn lao động và hoạt động dân dụng. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho người lao động và người sử dụng điện là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm phòng ngừa và hạn chế tai nạn điện.

Theo quy định an toàn điện hạ áp thì hệ thống điện phải được kiểm tra, nghiệm thu khi lắp đặt, sửa chữa và kiểm tra định kì. Thủ trưởng đơn vị sử dụng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các yêu cầu kĩ thuật an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam và theo thiết kế, việc tiến hành kiểm tra phải được tiến hành từ khi thiết kế, lắp đặt và định kì trong quá trình sử dụng.

 

 

Các hệ thống điện cần kiểm định

 

▪️ Hệ thống điện động lực: nơi cấp nguồn chính cho các hộ tiêu thụ gồm đường dây trung thế, tủ trung thế, máy biến áp và các tủ đóng cắt chính. Trạm biến áp, đồng hồ điện, tủ đo lượng, cáp hạ thế và cáp trung thế. Ngoài ra, còn có hệ thống tủ điện phân phối và hệ thống các công tắc ổ cắm điện.

▪️ Hệ thống máy phát, nguồn dự phòng: gồm các máy phát điện, hệ thống bơm dầu, bồn dầu, ống dẫn cấp dầu, tủ hòa đồng bộ và tủ ATS. Acquy dự phòng cho bệnh viện, nhà Quốc hội hay trung tâm thông tin viễn thông.

▪️ Hệ thống điện chiếu sáng

▪️ Hệ thống thu lôi, thoát sét, tiếp đất.

▪️ Hệ thống đèn báo không.

▪️ Hệ thống điện mặt trời.

▪️ Các thiết bị, hệ thống thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kì và kiểm tra bất thường theo tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn điện. Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.

 

Các dụng cụ, thiết bị điện cần phải kiểm định an toàn hệ thống điện

 

Thiết bị sử dụng ở môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, với mọi cấp điện:

▪️ Máy biến áp phòng nổ

▪️ Động cơ điện phòng nổ

▪️ Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ

▪️ Thiết bị điều khiển phòng nổ

▪️ Máy phát điện phòng nổ

▪️ Rơ le dòng rò

▪️ Cáp điện phòng nổ

▪️ Đèn chiếu sáng phòng nổ

Thiết bị sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên:

▪️ Chống sét van

▪️ Máy biến áp

▪️ Máy cắt

▪️ Cáp điện

▪️ Cấu dao cách ly, cầu dao tiếp địa

Dụng cụ điện: sào cách điện

 

Các bước kiểm định an toàn hệ thống điện.

 

Quy trình kiểm định an toàn hệ thống điện được thực hiện tuân theo quy định về an toàn lao động, bảo hộ lao động với các bước tiến hành nghiêm ngặt và chặt chẽ.

Trước tiên cần kiểm tra các nguồn điện, tủ điện và các thiết bị trong tủ. Kiểm tra tủ điện phân phối đèn báo, hệ thống đèn chiếu sáng.

Tiếp theo là xác định tiêu hao bằng cách tính tổng tải và tải đầu ra của MCCB. Vệ sinh các thiết bị điện. Lập danh sách những sự cố cần phải giải quyết.

Kiểm tra nhật ký hoạt động của hệ thống.

Đo thứ tự các pha, điện áp ra vào. Kiểm tra lại đường cáp động lực.

Cuối cùng là ghi nhận lại các vấn đề quan trong để theo dõi sau này.

 

Đơn vị thực hiện kiểm định an toàn hệ thống điện.

 

✔️ Liên hệ với Công ty CRS VINA để hỗ trợ việc kiểm định an toàn hệ thống điện.

✔️ CRS VINA là đơn vị được chỉ định thực hiện kiểm định an toàn hệ thống điện.

✔️ Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao.

✔️ Tiến hành kiểm định và cấp giấy phép trong thời gian nhanh nhất.

 

CÔNG TY CRS VINA (VESC)

 

📞 Hotline: 0903.980.5380984.886.985

🌎 Website: https://kiemdinhthietbi.info/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

♻️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

♻️ Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

♻️ Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under Kiểm định an toàn, KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ, Tin tức.