Sét là hiện tượng tự nhiên, được hình thành dựa trên sự tích tụ điện và phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Những hậu quả do sét gây ra rất lớn, thiệt hại tài sản và tính mạng con người. Vì vậy, cần lắp các hệ thống chống sét tại gia đình, công ty, tòa nhà. Và các hệ thống chống sét cần phải được kiểm định trước khi lắp đặt và cần thực hiện kiểm định định kỳ hằng năm để đảm bảo an toàn.

Kiểm định an toàn hệ thống chống sét tức là kiểm tra nối đất, nối không và sự liền mạch giữa chúng. Nếu điện trở đo được của bãi tiếp địa vượt quá phạm vi cho phép thì ta cần phải tiến hành kiểm tra bảo trì khắc phục. Kiểm định hệ thống chống sét chính là kiểm tra khả năng chống sét của thiết bị hay còn gọi là sự kiểm tra độ an toàn của con người khi có sét tác động. Liên hệ CRS VINA để được tư vấn kiểm định an toàn hệ thống chống sét. Hotline: 0903.980.538

 

 

Kiểm định an toàn hệ thống chống sét

Kiểm định an toàn hệ thống chống sét

 

 

Tại sao cần kiểm định an toàn hệ thống chống sét?

 

Sét có khả năng phát ra tia lửa và dòng điện rất mạnh gây chết người, cháy nà cửa, làm đổ cấy cối, hư hại tài sản… Phần lớn người bị sét đánh sẽ chết, phần sống sót còn lại sẽ bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng, biểu hiện ở việc không còn trí nhớ, khó tập trung và tính cách thay đổi. Để hạn chế việc bị sét đánh, nhà ở, công trình, phân xưởng đều lắp đặt một hệ thống chống sét. Hệ thống chống sét bao gồm ba phần: kim thu sét, dây dẫn và hệ thống tiếp địa. Kim thu sét là nơi trực tiếp nhận sét, bị sét đanh được cấu thành từ một thanh sắt hoặc kim loại khác. Sét sau khi thu sẽ theo dây dẫn truyền xuống hệ thống tiếp địa. Cáp thép tráng kẽm hay cáp đồng là nguyên liệu làm nên dây dẫn. Hệ thống tiếp địa được chôn sâu xuống lòng đất.

Kiểm định an toàn hệ thống chống sét là thực hiện tốt các quy định của pháp luật, không bị cơ quan chức năng sờ gáy. Theo quy định của chính phủ về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy như sau: nếu không có hồ sơ để theo dõi sao hệ thống chống sét theo quy định bị  phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng tiền mặt. Mức phạt từ 200.000 đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm định hệ thống chống sét một cách thường xuyên. Cao hơn là nếu cố tình không khắc phục tình trạng hư hỏng của hệ thống chống sét sẽ chịu phạt lên đến 10.000.000 đồng.

 

Các loại sét nguy hiểm cần hệ thống chống sét

 

▪️ Sét đánh trực tiếp: là sét đánh thẳng vào nhà cửa công trình, cây cối, con người đang di chuyển khi có giông sấm. Sét này nguy hiểm nhất vì có thể gây thiệt hại nặng nề cho công trình và tính mạng.

▪️ Sét đánh gián tiếp (sét lan truyền) là sét đánh vào đường dây điện thoại, đường tải điện cao thế hoặc hạ thế ở một nơi nào đó rồi theo đường dây truyền vào công trình làm hư hỏng thiết bị điện đang sử dụng.

▪️ Sét cảm ứng bao gồm cả cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ. Sét cảm ứng tĩnh điện thường chỉ nguy hiện cho các công trình chứa chất dễ cháy nổ như xăng dầu, khí đốt do tác động của phóng điện thứ cấp còn sét điện từ chỉ nguy hiểm đối với các thiết bị hiện đại dùng các linh kiện điện tử nhạy với xung điện trong các công trình bưu điện, viễn thông.

 

 

 

Tiêu chuẩn kiểm định hệ thống chống sét

 

✍️ TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng. Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

✍️ TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đát cho các công trình công nghiệp.

yêu cầu chung

✍️ TCN-18:2016, Quy phạm trang bị điện. Phần 1 – Quy định chung.

✍️ TCN-19:2016, Quy phạm trang bị điện. Phần 2 – Hệ thống đường dẫn điện

✍️ TCN-20:2016, Quy phạm trang bị điện. Phần 3 – Trang bị phân phối và trạm biến áp

✍️ TCN-21:2016, Quy phạm trang bị điện. Phần 4 – Bảo vệ và tự động.

 

Quy trình kiểm định an toàn hệ thống chống sét

 

1️⃣ Bước 1: kiểm tra hồ sơ kĩ thuật hệ thống chống sét

 

▪️ Kiểm tra chi tiết và đánh giá sự phù hợp dựa trên các hồ sơ sau

▪️ Hồ sơ thiết kế và bản vẽ của mặt bằng lắp đặt điện cực

▪️ Sơ đồ tổng hệ thống dây dẫn bảo vệ và dây nối đẳng thế.

▪️ Thuyết minh thiết kế hệ thống.

▪️ Chứng chỉ vật liệu sử dụng và biên bản thí nghiệm của ngày cung cấp thiết bị.

▪️ Xem xét các báo cáo kiểm định lần trước.

 

2️⃣ Bước 2: kiểm định kĩ thuật bằng mắt

 

Kiểm tra trực tiếp các bộ phận của hệ thống nối đất đặt ngầm dưới đất trước khi lấp đất hoặc trong kết cấu trước khi đậy kín rồi mới đến các bộ phận đặt nổi.

Các bước kiểm tra hệ thống bằng mắt bao gồm:

▪️ Kiểm tra thực tế lắp đặt so với bản thiết kế.

▪️ Kiểm tra việc sử dụng vật liệu theo yêu cầu của thiết kế hệ thống.

▪️ Kiểm tra tổng quan các mối hàn, mối nối.

▪️ Kiểm tra các biện pháp phòng chống ăn mòn.

▪️ Kiểm tra biện pháp bảo vệ mạch dẫn.

▪️ Kiểm tra biện pháp chống điện áp chạm và điện áp bước.

▪️ Kiểm tra các phần đặt ngầm trong đất.

 

3️⃣ Bước 3: kiểm tra kĩ thuật bằng đo lường

 

▪️ Thông mạch, kiểm tra chất lượng đầu nối của dây nối bảo vệ, dây nối đẳng thế.

▪️ Đo điện trở điện cực đất, điện trở tiếp địa.

▪️ Đo tổng trở mạch vòng chạm đất.

Kiểm tra tác động thiết bị dòng điện dư.

▪️ Báo cáo kết quả kiểm định hệ thống nối đất an toàn

▪️ Sau khi tiến hành kiểm định hệ thống an toàn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm tra, đơn vị kiểm tra tiến hành lập các biên bản kiểm định hệ thống nối đất, tiếp địa an toàn hay hệ thống chống sét cần thiết cho đơn vị sử dụng.

 

Khi nào cần kiểm định hệ thống chống sét?

 

Kiểm định an toàn hệ thống chống sét, đo điện trở tiếp địa nên được thực hiện định kì, đặc biệt là trước mùa mưa bão.

Cần thường xuyên kiểm định hệ thống chống sét, kiểm tra khả năng chống sét của thiết bị đảm bảo nó luôn hoạt động một cách tốt nhất, và sự an toàn của con người khi có dét là cao nhất. Để chống sét hiệu quả và không gây thiệt hại đến người và tài sản thì hệ thống chống sét phait đtặ kiểm định hằng năm với các đơn vị có chức năng và kinh nghiệm. Chu kì kiểm định hệ thống chống sét dưới 12 tháng/ lần.

 

CÔNG TY CRS VINA (VESC)

 

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

Website: https://kiemdinhthietbi.info/

Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

Email: lananhcrsvina@gmail.com

Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under Kiểm định an toàn, KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ, Tài liệu, Tin tức.