Đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động là một quy trình quan trọng trong quản lý an toàn lao động tại bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào. Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là việc phân tích, nhận diện nguy cơ và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động. Việc thực hiện đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động một cách đúng đắn và hiệu quả là nhiệm vụ cấp bách và không thể thiếu trong hoạt động quản lý và phát triển bền vững của mỗi tổ chức.

Công ty, doanh nghiệp thuộc các ngành có nguy cơ rủi ro cao phải tổ chức đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.

Đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động

Đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động

☘ Các doanh nghiệp nào phải thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động?

Các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gồm:

🔹 Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

🔹 Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.

🔹 Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.

🔹 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.

🔹 Thi công công trình xây dựng.

🔹 Đóng và sửa chữa tàu biển.

🔹 Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

🔹 Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

🔹 Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.

🔹 Tái chế phế liệu.

🔹 Vệ sinh môi trường.

☘ Tại sao phải thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động?

✔️ Đánh giá rủi ro giúp phát hiện và ngăn chặn các mối nguy hiểm tiềm tàng trong môi trường làm việc, từ đó giảm thiểu tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp.

✔️ Tuân thủ pháp luật về thực hiện đánh giá rủi ro và áp dụng các biện pháp an toàn lao động.

✔️ Một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh giúp người lao động yên tâm làm việc, từ đó tăng cường năng suất và hiệu quả công việc.

✔️ Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể gây ra các chi phí lớn cho doanh nghiệp như chi phí điều trị, bồi thường và thời gian gián đoạn công việc. Đánh giá và kiểm soát rủi ro giúp giảm thiểu những chi phí này.

✔️ Một doanh nghiệp quan tâm đến an toàn và sức khỏe của người lao động sẽ có uy tín tốt hơn trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng. Điều này có thể mang lại lợi ích kinh doanh lâu dài.

✔️ Đánh giá rủi ro thường xuyên và liên tục giúp xây dựng một văn hóa an toàn trong doanh nghiệp, nơi mọi người đều có ý thức và trách nhiệm về an toàn lao động.

☘ Thời điểm phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

Đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời điểm đánh giá định kỳ do công ty, doanh nghiệp sắp xếp.

– Đánh giá bất thường, bổ sung thực hiện khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

☘ Quy trình đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động

✅- Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động. Bản kế hoạch gồm các nội dung:

+ Xác định mục đích, đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện cho việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

+ Lựa chọn phương pháp nhận diện, phân tích nguy cơ và tác hại các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

+ Phân công trách nhiệm cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất (nếu có) và cá nhân trong cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

+ Dự kiến kinh phí thực hiện.

✅ Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

+ Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trên cơ sở tham khảo thông tin từ các hoạt động sau đây:

Phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan.

Kiểm tra thực tế nơi làm việc.

Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.

Xem xét hồ sơ, tài liệu về an toàn, vệ sinh lao động gồm: biên bản Điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động. Số liệu quan trắc môi trường lao động; kết quả khám sức khỏe định kỳ. Các biên bản tự kiểm tra của doanh nghiệp, biên bản thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.

+ Phân tích khả năng xuất hiện và hậu quả của việc mất an toàn, vệ sinh lao động phát sinh từ yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.

Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

+ Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương ứng với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.

+ Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến mức hợp lý.

+ Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động. Đề xuất các biện pháp nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

☘ Hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động

Dựa vào những kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn vệ sinh lao động của toàn công ty, hướng dẫn người lao động thực hiện:

Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.

Áp dụng các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.

Kịp thời phát hiện và báo cáo với người có trách nhiệm về nguy cơ xảy ra sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 02/13 Ngỗ 133 Trần Thái Tông, P.Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Số 4 Đông Thạnh 3, Phường Hòa Phát, Huyện Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

 

5/5 - (2 bình chọn)

Posted by & filed under ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG.