Kiểm định an toàn nồi hơi
Nồi hơi là thiết bị dùng để sản xuất hơi từ nước mà nguồn nhiệt cung cấp cho nó là do sự đốt nhiên liệu hữu cơ, do nhiệt của khí thải và bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến sản xuất hơi của nồi hơi.
Nồi đun nước nóng là thiết bị dùng để sản xuất nước nóng mà nguồn nhiệt cung cấp cho quá trình là do sự đốt nhiên liệu hữu cơ, do nhiệt của các khí thải cung cấp
Kiểm định an toàn nồi hơi là gì?
Kiểm định an toàn nồi hơi là quá trình xác nhận và đánh giá tình trạng kỹ thuật của nồi hơi so với các tiêu chuẩn và quy chuẩn theo quy định của Pháp luật.
Vì sao phải kiểm định nồi hơi
Theo Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 11 năm 2011 thì nồi hơi, lò hơi, lò nhiệt là những thiết bị cần thực hiện việc kiểm định an toàn lao động.
➡️ Kiểm định nồi hơi để đảm bảo an toàn cho người vận hành nồi hơi
➡️ Tăng năng suất lao động bởi vì những kỹ thuật đảm bảo, thiết bị không bị gián đoạn
➡️ Giảm chi phí khi xảy ra tai nạn lao động
➡️ Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị đối tác, khác hàng
➡️ Tuân thủ các quy định pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Nồi hơi hay nồi đun nước nóng là những thiết bị sinh ra hơi nước bão hòa với áp suất và nhiệt độ cao nên rất nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu vận hành không đúng kỹ thuật hoặc không được kiểm định để phát hiện các hư tổn, mối nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn, nổ nồi hơi.
Các sự cố thường do các tạp chất trong nước chưa được xử lý hoặc xử lý triệt để, lâu ngày gây ra ăn mòn bề mặt kim loại, gây hư hỏng có thể dẫn đến nổ nồi hơi.
Crs Vina chuyên thực hiện kiểm định an toàn thiết bị máy móc. Gọi ngay 0903.980.538 – 0984.886.985 để được tư vấn
Đối tượng áp dụng
🕯 Nồi hơi ống lò ống lửa
🕯 Nồi hơi ống nước
🕯 Nồi hơi tầng sôi
🕯 Nồi hơi đốt điện trở
Quy trình kiểm định an toàn nồi hơi
Hiện tại, kiểm định nồi hơi áp dụng theo quy trình kiểm định QTKĐ:02016/BLĐTBXH. Đây là quy trình kiểm định mới nhất do Bộ Thương binh và Xã hội ban hành. Tuy nhiên, quy trình này không áp dụng cho các đối tượng sau:
📛 Nồi hơi có áp suất hơn 0.7 bar nhưng dung tích chứa hơi và nước không quá 25 lít. Và tích số giữa dung tích (lít) và áp suất (bar) không quá 200.
📛 Nồi hơi đốt bằng năng lượng hạt nhân
📛 Bình bốc hơi mà nguồn nhiệt là hơi nước từ nơi khác đưa tới
📛 Nồi hơi đốt bằng năng lượng mặt trời
📛 Nồi hơi đốt bằng năng lượng điện
📛 Các nồi hơi đặt trên tàu hỏa, tàu thủy, và các phương tiện vận tải khác.
Tài liệu áp dụng
✅ QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động nối hơi va bình chịu áp lực.
✅ TCVN 7704:2007 – Nồi hơi. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết câu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.
✅ TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992) – Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước)
✅ TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
✅ TCVN 9358:2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và tiêu chuẩn Quốc gia dẫn trên có bổ sung, sử đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định nồi hơi với các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác. Đó là trong trường hợp có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn Quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
Kiểm định an toàn nồi hơi khi nào?
🔸 Trước khi đưa vào sử dụng. Đây là kiểm định an toàn nồi hơi lần đầu.
🔸 Kiểm định định kỳ khì hết thời hạn của lần kiểm định trước
🔸 Kiểm định bất thường khi sử dụng lại nồi hơi và nồi đun nước nóng đã nghỉ hoạt động 12 tháng trở lên. Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi và nồi đun nước nóng. Kiểm định bất thường sau khi thay đổi vị trí lắp đặt. Hoặc là khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Các bước kiểm định an toàn nồi hơi
Khi kiểm định an toàn nồi hơi phải thực hiện lần lượt các bước:
🔹 Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị
🔹 Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong
🔹 Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm áp suất
🔹 Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm
🔹 Kiểm tra vận hành
🔹 Xử lý kết quả kiểm định
Bởi vì các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện khi đã hoàn thành và có kết quả ở các bước trước đó đạt yêu cầu. Vậy nên, phải thực hiện đúng từng bước theo thứ tự và ghi chép đầy đủ.
Quy trình kiểm định an toàn nồi hơi áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường với các loại nồi hơi có áp suất làm việc lớn hơn 0.7 bar. Nồi đun nước nóng có nhiệt độ của nước lớn hơn 1150C thuộc Danh mục các loại thiết bị, máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Xem thêm:
Thiết bị, dụng cụ phục vụ quá trình kiểm định
◾ Thiết bị, dụng cụ phục vụ khám xét. Như thiết bị chiếu sáng có điện áp nguồn <12V. Búa kiểm tra có khối lượng 0.3 – 0.5kg. Kính lúp; dụng cụ đo khoảng cách, độ dài; thiết bị kiểm tra bên trong (thiết bị nội soi)
◾ Thiết bị, dụng cụ phục vụ thử bền, thử kín. Là thiết bị tạo áp xuất có đặc tính kỹ thuật phù hợp với đối tượng thử; thiết bị kiểm tra độ kín.
◾ Thiết bị đo lường => Áp kế có cấp chính xác và thang đo phù hợp với áp suất thử.
◾Thiết bị chuyên dùng khác. Thiết bị kiểm tra siêu âm siêu dày. Thiết thị kiểm tra khối lượng mối hàng bằng phương pháp không phá hủy. Thiết bị kiểm tra chất lượng bề mặt kim loại.
Kiểm định an toàn nồi hơi thực hiện ở đâu?
Toàn bộ quá trình kiểm định lò hơi được thực hiện tại nơi sử dụng. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp cụ thể phải kiểm định trước khi lắp đặt:
Kiểm định từng phần hoặc toàn bộ thiết bị trước khi xuất xưởng, lắp đặt
Kiểm định chất lượng nồi hơi trước khi nhập khẩu, xuất khẩu.
Thời hạn kiểm định an toàn nồi hơi
Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm/lần. Đối với những nồi hơi, nồi đun nước nóng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định đinh kỳ là 01 năm/lần.
Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở sở hữu thiết bị yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo cũng như yêu cầu của cơ sở.
Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định. Và có sự thống nhất của cơ sở kiểm định.
Khi thời hạn kiểm định được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện theo quy định của Quy chuẩn đó.
Những trường hợp phải kiểm định bất thường: thực hiện theo quy định tại mục 11.2.5 TCVN 7704:2007
Chi phí kiểm định an toàn nồi hơi
Chi phí kiểm định nồi hơi được Nhà nước quy định mức tối thiểu tại Thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH dựa trên công suất sinh hơi mà đơn vị chế tạo đã công bố.
Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định nồi hơi có thay đổi.
Công ty kiểm định an toàn thiết bị Crs Vina nhận kiểm định an toàn nồi hơi với mức giá thấp nhất. Tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định nồi hơi uy tín và chuyên nghiệp. Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn về hồ sơ và phí kiểm định.
Mọi thắc mắc và cần tư vấn về các dịch vụ liên quan đến kiểm định an toàn thiết bị, quan trắc môi trường, huấn luyện an toàn lao động. Vui lòng liên hệ:
Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
✔️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
✔️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
✔️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
✔️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
✔️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.