Máy xây dựng là những loại máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động xây dựng, vận chuyển hàng hoá xây dựng, công trình,…Những máy móc này thường hoạt động với tần suất và cường độ cao nên cần phải được kiểm định, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn cho người vận hành, những người xung quanh cũng như tranh những thiệt hại về tài sản. Những quy định kiểm định máy xây dựng được nêu rõ tại Thông tư 05-06/2014/TT-BLĐTB-XH.

Kiểm định máy xây dựng là gì?

Kiểm định máy xây dựng là hoạt động kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị so với các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật để đánh giá máy móc có đảm bảo an toàn để đưa vào sử dụng, hoạt động hay không.

Các loại máy xây dựng cần kiểm định

Máy móc vận chuyển: kiểm định máy xúc, kiểm định máy đào, máy ngoạm, máy ủi,….

Thiết bị đầm: kiểm định xe lu,…

Thiết bị khoan: máy khoan cọc,…

Các thiết bị có chức năng nâng: cần cẩu, cần trục, xe nâng, máy vận thăng,…

Các thiết bị khác: máy bơm bê tông, máy trộn bê tông, máy hàn, máy cắt, giàn giáo, cốp pha, máy phát điện, máy bào, máy nghiền,…

Quy định kiểm định máy xây dựng

Kiểm định máy xây dựng là bắt buộc và cần thiết với những cá nhân, doanh nghiệp sở hữu các loại máy xây dựng.

Quy định kiểm định máy xây dựng để đảm bảo an toàn cho người lao động, giảm thiểu lao động đáng tiếc xảy ra.

Thực hiện kiểm định đúng thời hạn và đúng cách giúp kịp thời phát hiện những hư hỏng, sự cố để có những giải pháp sửa chữa, nâng cấp, đảm máy móc vận hành tốt.

Kiểm định an toàn máy xây dựng là việc tuân thủ quy định của pháp luật, đảm bảo đầy đủ các chứng nhận hợp pháp cho thiết bị khi đưa vào hoạt động, thi công.

Quy định về các hình thức kiểm định máy xây dựng

Kiểm định lần đầu

Theo quy định, các máy xây dựng sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào hoạt động đều phải tiến hành kiểm định an toàn kỹ thuật.

Kiểm định định kỳ

Được thực hiện định kỳ khi hiệu lực của tem kiểm định lần trước hết hạn.

Kiểm định an toàn bất thường

Kiểm định bất thường được thực hiện trong trường hợp kiểm định lần đầu hay kiểm định định kỳ vẫn còn hiệu lực nhưng vẫn phải tiến hành kiểm định. Kiểm định bất thường là đột xuất và không theo chu trình.

Các trường hợp cần kiểm định bất thường:

Khi máy xây dựng được sửa chữa, nâng cấp ảnh hưởng đến quy trình kỹ thuật hoặc quá trình vận hành.

Khi thay đổi vị trí lắp đặt thiết bị, máy móc.

Khi máy xây dựng ngừng hoạt động từ 12 tháng và đưa vào hoạt động lại cần phải kiểm định trước khi đưa vào vận hành lại.

Khi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu kiểm định bất thường.

Khi có yêu cầu từ đơn vị sản xuất, thi công: khi họ thấy sự cần thiết phải kiểm định lại tình trạng kỹ thuật thiết bị, máy móc để đảm bảo an toàn lao động.

Quy trình kiểm định máy xây dựng

🔸 Chuẩn bị kiểm định

Đơn vị sở hữu, vận hành thiết bị cần chuẩn bị hồ sơ thiết bị, tạm ngưng hoạt động máy móc để phục vụ kiểm định, cử người tham gia vận hành trong quá trình kiểm định.

Đơn vị kiểm định cần thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị trang thiết bị phục vụ kiểm định.

🔸 Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy móc

Xem xét lý lịch, hồ sơ các loại máy.

Bản vẽ cấu tạo, bản vẽ nguyên lý điều khiển.

Quy trình vận hành, xử lý sự cố (nếu có)

Nhật ký vận hành, sửa chữa, nâng cấp (nếu có)

Kiểm tra hồ sơ kiểm định lần trước (nếu thực hiện kiểm định định kỳ hay bất thường)

🔸 Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

Kiểm tra các bộ phận thiết bị, kiểm tra kỹ thuật cơ cấu để đánh giá sơ qua về chất lượng của máy, đồng thời chọn phương pháp kiểm định phù hợp với tình trạng của máy.

Thực hiện kiểm tra bằng mắt, tay, không đập phá hoặc tác động mạnh để phát hiện những khuyết tật kim loại.

🔸 Kiểm tra tính trạng máy bên trong

Kiểm tra chi tiết từng bộ phận của máy như độ chính xác các chức năng. Kiểm tra chức năng an toàn. Kiểm tra đèn cảnh báo, còi. Chức năng làm việc và độ chính xác làm việc theo điều khiển của máy.

🔸 Thử nghiệm không tải

Cử người vận hành thiết bị ở chế độ không tải, qua đó kiểm định viên quan sát, kiểm tra hoạt động các cơ cấu truyền động của máy móc.

🔸 Thử nghiệm có tải

Tuỳ vào từng loại máy, kiểm định viên yêu cầu người vận hành với tải tương ứng để đánh giá kết quả. Để bước này thực hiện nhanh chóng, chủ sở hữu cần chuẩn bị tải, chuẩn bị không gian để vận hành máy móc.

🔸 Xử lý kết quả, dán tem kiểm định

Kiểm định viên sẽ ghi kết quả vào biên bản kiểm định, thông qua với những người có mặt và cấp giấy chứng nhận, dán tem kiểm định nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

Nếu kết quả không đạt yêu cầu ở bước nào trong quy tình thì dừng lại ngay ở bước đó, ghi kết quả không đạt và kết thúc kiểm định. Nêu rõ lý do và đưa ra giải pháp khắc phục để doanh nghiệp tiến hành sửa chữa, khắc phục, sau đó sẽ thực hiện kiểm định lại.

Quy định về tần suất kiểm định máy xây dựng

Tuỳ vào từng loại máy và thời gian sử dụng mà có thời hạn kiểm định khác nhau. Thường thì các loại máy xây dựng sẽ được kiểm định 1 năm/1 lần, 2 năm/lần.

Bạn có thể liên hệ hotline 0903.980.538 để được tư vấn kỹ hơn.

Quy định xử phạt về kiểm định máy xây dựng

Trường hợp doanh nghiệp, người sử dụng máy xây dựng mà không tiến hành kiểm định sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 28/2020/NĐ-CP, cụ thể:

Phạt tiền từ 1,000,000 đồng đến 2,000,000 đồng đối với hành vi không khai báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các loại máy móc xây dựng yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Phạt tiền từ 5,000,000 đồng đến 10,000,000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật máy móc xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Phạt tiền từ 15,000,000 đồng đến 20,000,000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng máy móc xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Sử dụng máy xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Sử dụng các loại máy xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc hết thời hạn sử dụng.

Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần tổng chi phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư vi phạm (tính theo mức giá tối thiểu do cơ quan có thẩm quyền quy định) nhưng không thấp hơn 20,000,000 đồng và tối đa không quá 75,000,000 đồng đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Phạt tiền từ 50,000,000 đồng đến 75,000,000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục sử dụng máy xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.

Đơn vị kiểm định máy xây dựng

Theo quy định của pháp luật thì tất cả những cá nhân, doanh nghiệp sở hữu các loại máy móc xây dựng phải thực hiện kiểm định trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ hoặc kiểm định bất thường khi có yêu cầu.

công ty tư vân môi trường CRS VINA là đơn vị đủ điều kiện thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật xe cơ giới, máy móc công trình xây dựng.

Quý khách hàng cần tư vấn hoặc còn có thắc mắc gì vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN AN TOÀN

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

👉 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

👉 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

👉 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

👉 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

 

Rate this post

Posted by & filed under Kiểm định an toàn, KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ.