Huấn luyện an toàn hóa chất theo Nghị định 113 là hoạt động quan trọng đối với tất cả doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh hóa chất nhằm đảm bảo sức khỏe người lao động và tuân thủ quy định của pháp luật. Khóa học an toàn hóa chất giúp học viên cập nhật kiến thức an toàn hóa chất, nắm vững những quy trình, nhận biết những mối nguy hiểm và cách xử lí, sơ cứu khi xảy ra tai nạn với hóa chất.
An toàn hóa chất là biện pháp thực hiện thường xuyên trong các doanh nghiệp sản xuất có thao tác làm việc trực tiếp với các loại hóa chất nguy hiểm nhằm giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và ngắn ngừa thiệt hại cho môi trường xung quanh.

 

Tại sao phải học an toàn hóa chất theo Nghị định 113

Theo quy định của Nghị định 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và sản xuất liên quan đến hóa chất được cấp phép. Trong đó người lao động làm việc liên quan đến hoá chất phải được đào tạo huấn luyện về kĩ thuật an toàn hóa chất thì mới đủ điều kiện làm việc với hóa chất.
Hóa chất rất cần thiết nhưng cũng vô cùng nguy hiểm, không phải ai cũng hiểu rõ được mức độ nguy hiểm đó và còn rất chủ quan trong quá trình sản xuất, sử dụng và bảo quản. Từ đó gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với người lao động và những người xung quanh. Ảnh hưởng đến môi trường làm việc và cả môi trường sống.
Tổ chức huấn luyện an toàn hoá chất theo Nghị định 113 cho các cấp quản lí và người lao động liên quan đến hóa chất sẽ đảm bảo tiến độ thực hiện công việc sản xuất, kinh doanh. Thông qua khoá huấn luyện giúp người lao động nhận biết và hạn chế tối đa những rủi ro về người và trang thiết bị, vật tư trong quá trình sử dụng và bảo quản hóa chất. Việc này đảm bảo an toàn về tính mạng người lao động, tài sản cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả công việc, tạo niềm tin, uy tín cho doanh nghiệp.

Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn hóa chất theo Nghị định 113

1️⃣  Nhóm 1

Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc.
Người phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kĩ thuật. Quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; như: giám đốc, trưởng phòng kinh doanh hóa chất, trưởng phòng thí nghiệm…
Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a. khoản 1 điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất

2️⃣ Nhóm 2

Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở.
Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.

3️⃣ Nhóm 3

Người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất như công nhân pha chế, công nhân trực tiếp tại kho chứa, người bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm độc hại.

 

Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất

Huấn luyện đào tạo kĩ thuật an toàn hóa chất đối với lãnh đạo, cán bộ chuyên trách, người quản lí trực tiếp hóa chất theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP

Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất gồm:
Yêu cầu về cơ sở vật chất, chuyên môn trong hoạt động hóa chất.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận, giấy phép. Cách khai báo hóa chất. Phân loại, ghi nhãn hóa chất.
Đăng kí sử dụng hóa chất, đăng kí và quản lí hoạt động liên quan đến hóa chất mới. Phiếu an toàn hóa chất.
Lưu trữ thông tin hóa chất nguy hiểm, nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin.
Yêu cầu về lập, phê duyệt xác nhận và thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; quy định về khoảng cách an toàn.
Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng, vận chuyển hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất.
Biện pháp về quản lí, kĩ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất độc hại, nguy hiểm.
Các phương án, biện pháp cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố hóa chất.
  Thông tin gọi cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu tại chỗ;
Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lí sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất, sơ đồ liên lạc và báo cáo cơ quan thẩm quyền;
Huy động lực lượng bên ngoài và bên trong của cơ sở để cứu hộ cứu nạn.
Biện pháp phòng ngừa.
 Loại trừ, khắc phục sự cố tràn đổ, rò rỉ hóa chất, ngăn chặn.
Hạn chế nguồn gây ô nhiễm và lan rộng ra môi trường; biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

Huấn luyện an toàn hóa chất đối với người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP

Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất.
Biện pháp phòng ngừa loại trừ.
Khắc phục sự cố tràn đồ, rò rỉ hóa chất.
Ngăn chặn hạn chế nguồn gây ô nhiễm và lan rộng ra môi trường. Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
 Các hóa chất nguy hiểm thuộc phạm vi quản lí và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố.
Tên hóa chất; đặc tính nguy hiểm; nhãn hóa chất.
Biện pháp phòng ngừa, xử lí, ứng phó khi có cháy, nổ, rò rit, phát tán hóa chất; các thông tin về độc tính, ảnh hưởng đến sinh thái, môi trường.
Quy trình pha chế, sử dụng hóa chất. Quy định an toàn, quy trình vận hành, xử lí sự cố máy, thiết bị được giao.
Cách sử dụng, bảo quản; kiểm tra trang thiết bị an toàn; phương tiện, dụng cụ làm việc, trang thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp với vị trí công việc (bao gồm cả thiết bị phòng cháy và chữa cháy).
Phương pháp sơ cứu y tế, cấp cứu người bị tai nạn do hóa chất.

Nội dung huấn luyện an toàn hoá chất theo các nhóm đối tượng

1️⃣ Nhóm 1

◾ Những quy định của pháp luật trong hoạ động hoá chất.
◾ Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hoá chất của cơ sở hoạt động liên quan đến hoá chất.
◾ Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố hoá chất.

2️⃣ Nhóm 2

◾ Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất.
◾ Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất. Phân loại, ghi nhãn hóa chất.
◾ Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm.
◾ Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất.
◾ Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

3️⃣ Nhóm 3

◾ Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất.
◾ Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất.
◾ Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất.
◾ Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

Thời gian huấn luyện an toàn hóa chất theo Nghị định 113

Đối với nhóm 1: tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra sát hạch.
Đối với nhóm 2: tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra sát hạch.
Đối với nhóm 3: tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra sát hạch.
Kết thúc khóa học, học viên thông qua bài kiểm tra sát hạch sẽ được cấp thẻ an toàn lao động có giá trị 2 năm.

Đơn vị huấn luyện an toàn hoá chất theo Nghị định 113

Quý doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu đăng ký tham gia huấn luyện hoá chất theo Nghị định 113 có thể liên hệ Trung tâm CRS VINA để được tư vấn và hợp đồng tổ chức khoá huấn luyện.
▪️ Chúng tôi là đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện an toàn hoá chất theo Nghị định 113 được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp phép.
▪️ Đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thực tiễn và nhiều năm đứng lớp huấn luyện.
▪️ Chi phí tối ưu và thời gian, địa điểm linh hoạt.

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

✔️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

✔️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

✔️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

✔️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

✔️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

5/5 - (2 bình chọn)

Posted by & filed under ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG.