Việc quản lý và sử dụng thang máy có ý nghĩa quan trọng với mỗi dự án lắp đặt thang máy, một tòa nhà, đặc biệt các tòa nhà cao tầng. Thang máy đã và đang là một trong những thiết bị không thể thiếu đối với một xã hội phát triển, thang máy giúp cho việc lưu thông trong một tòa nhà dễ dàng, nhanh chóng, hơn nữa còn thể hiện bộ mặt khang trang của dự án, nhưng nó nó lại tiềm ẩn nguy hiểm rất cao đối với con người nếu nó không đủ điều kiện an toàn trong sử dụng và vận hành. Bởi vậy mà việc quản lý an toàn đối với thiết bị này đã được các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ, ban hành các quy định bắt buộc về kiểm định thang máy để đảm bảo an toàn.

Có câu “thay vì làm thay thỳ hãy trao cho họ 1 công cụ để làm”, rất nhiều Anh (Chị) khi được yêu cầu về kiểm định thang máy đã thắc mắc với chúng tôi: Kiểm định thang máy là gì?Quy trình kiểm định thang máy như thế nào? Đăng ký và cấp phép sử dụng thang máy ra làm sao? thời hạn kiểm định thang máy là bao lâu?…Chúng tôi sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản tổng hợp về kiểm định thang máy để mỗi người đều có thể nắm được, từ đó nhìn nhận về vấn đề an toàn thang máy tốt hơn. 

Để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng hãy liên hệ ngay HOTLINE: 0903 980 538 hoặc Email: lananhcrsvina@gmail.com

Việc Kiểm định thang máy (Kiểm định an toàn thang máy) là công tác bắt buộc đối với các thang đã, đang sử dụng và mới lắp trước khi đưa vào sử dụng, việc kiểm định được thực hiện bởi các tổ chức kiểm định độc lập đủ điền kiện được đủ điều kiện chỉ định theo Nghị định 43/2013/NĐ-CP, Thông tư 06/2014/BLĐTBXH và Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

Hướng dẫn đăng ký và cấp phép sử dụng thang máy

✔️ Thang máy đã được lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng phải được đăng ký để được cấp giấy phép sử dụng tại cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

+ Đơn xin đăng ký của chủ thang máy;

+ Lý lịch thang máy;

+ Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn của cơ quan có thẩm quyền.
✔️ Thang máy phải đăng ký lại trong trường hợp cải tạo sửa chữa lớn: Thay đổi các tính năng kỹ thuật cơ bản như trọng tải, vận tốc, số điểm dừng; Thay đổi thiết bị như máy kéo, các cơ cấu an toàn, mạch điện; Thay đổi các chi tiết quan trọng như cáp, xích, bộ treo, ray dẫn hướng; Thay đổi kết cấu và kích thước giếng thang, buồng máy; Khi có sự cố và tai nạn nghiêm trọng.
✔️ Thang máy phải đăng ký lại khi chuyển sang lắp đặt ở vị trí khác. Khi đăng ký lại, ngoài hồ sơ theo trên đây, phải bổ sung thêm tài liệu kỹ thuật về các nội dung cải tạo, các bản vẽ và thuyết minh mô tả về các thay đổi.
✔️ Giấy phép sử dụng thang máy được cấp trong các trường hợp sau: sau khi đăng ký thang máy được lắp đặt; trước khi đưa vào sử dụng; sau khi đăng ký lại; sau khi sửa chữa lớn; khi giấy phép hết hạn.
✔️ Giấy phép sử dụng do cơ quan đăng ký cấp.

Kiểm định thang máy

Kiểm định thang máy 

✔️ Để được đăng ký cấp phép sử dụng, thang máy nhất thiết phải qua kiểm định tổng thể kỹ thuật an toàn (kiểm định thang máy). Việc kiểm định an toàn thang máy phải do tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định.

Kiểm định kỹ thuật an toàn tổng thể thang máy bao gồm các nội dung theo quy trình do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Kết quả kiểm định được thể hiện trong biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn, kèm vào hồ sơ xin đăng ký cấp phép sử dụng. 

✔️ Sau khi kiểm định đạt yêu cầu thỳ thang máy đăng ký sử dụng theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

✔️ Thang máy đã đăng ký được cấp phép sử dụng phải được kiểm định định kỳ theo chu kỳ:
+ Không ít hơn 5 năm một lần đối với các thang máy làm việc trong các điều kiện làm việc bình thường.
+ Không ít hơn 3 năm một lần đối với các thang máy làm việc trong các điều kiện môi trường ăn mòn, tần suất làm việc cao.

    Việc kiểm tra định kỳ do đơn vị bảo trì – bảo dưỡng thang máy tiến hành. Kiểm tra định kỳ bao gồm các nội dung kiểm tra theo quy định của nhà sản xuất. Kiểm tra định kỳ phải thể hiện dưới dạng biên bản vào sổ nhật ký thang máy. Thời hạn giữa hai lần kiểm tra định kỳ không quá 1 năm, không phụ thuộc vào mức độ sử dụng thiết bị nhiều hay ít.

 Quy định Sử dụng an toàn thang máy

✔️ Thang máy chỉ được phép đưa vào hoạt động khi trạng thái kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn và đã được đăng ký, cấp giấy phép sử dụng và phải có bản hướng dẫn vận hành an toàn. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng thang máy theo TCVN 5744-1993. Trong cabin của thang máy phải treo bản nội quy sử dụng, trong đó phải ghi rõ trọng tải cho phép; số người tương ứng; hướng dẫn việc sử dụng thang máy và cách xử ký khi có sự cố.

✔️ Đối với thang máy chở hàng có người kèm phải treo nội quy an toàn ở các cửa tầng. 

✔️ Khi thang máy ngừng không tiếp tục hoạt động, phải cắt nguồn điện cung cấp. Trường hợp mất điện hoặc đang sửa chữa, phải treo biển thông báo tạm ngưng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu dao điện vào thang máy. Chủ sở hữu thang máy phải bố trí nhân viên chuyên trách quản lý thang máy. Nhân viên chuyên trách phải có hiểu biết cơ bản về thang máy và phải được huấn luện về kỹ thuật an toàn trong vận hành thang máy, và phải thực hiện các nhiêm vụ: Quản lý hồ sơ kỹ thuật cùng với sổ nhật ký theo dõi tình trạng thang máy mỗi kỳ bảo dưỡng, ghi chép đầy đủ các sự cố hỏng hóc vào sổ nhật ký; Đóng cắt điện hàng ngày cho thang máy; Khắc phục các hỏng hóc nhỏ; Khi có những hỏng hóc lớn khiến thang không thể hoạt động tiếp tục thì phải báo cho đơn vị bảo trì, bảo dưỡng đến xử lý; Cứu hộ khẩn cấp khi có sự cố.

✔️ Phải có các biện pháp cụ thể ngăn cản có hiệu quả những người không có trách nhiệm tự ý vào các vị trí sau: Buồng máy, Hố thang, Đứng trên nóc cabin, Dùng chìa khóa mở các cửa tầng, cửa thông, cửa quan sát, cửa buồng máy; Tủ cầu dao cấp điện, hộp cầu chì. 

Quy định Bảo trì thang máy

      Phải có chế độ bảo trì – bảo dưỡng thường xuyên đối với thang máy. Việc bảo trì – bảo dưỡng thang máy được quy định trong tài liệu kỹ thuật riêng. Thời hạn giữa hai lần bảo trì – bảo dưỡng không được quá 2 tháng.

Quy trình kiểm định thang máy

Một số tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng kiểm định thang máy:

◾ TCVN 6395-2008 là tiêu chuẩn cho Thang máy điện yêu cầu an toàn kỹ thuật về cấu tạo và lắp đặt .
◾ TCVN 6904-2001 là tiêu chuẩn cho Thang máy điện yêu cầu về Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
◾ TCVN 6396-1998 là tiêu chuẩn cho Thang máy thuỷ lực  đưa ra yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
◾ TCVN 6905-2001 là tiêu chuẩn cho Thang máy thuỷ lực yêu cầu về Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
◾ TCVN 7628-2007 là tiêu chuẩn cho Thang máy đưa ra Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng
◾ TCVN 5867 : 1995 là tiêu chuẩn cho Thang máy đưa ra yêu cầu Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng yêu cầu an toàn.
◾ TCVN 6397-1998 là tiêu chuẩn cho Thang cuốn và băng chở người đưa ra Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
◾ TCVN 6906-2001 là tiêu chuẩn cho Thang cuốn và băng chở người nêu ra Phương pháp thử, các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;

Đối tượng kiểm định

✔️Thang máy các loại.

✔️ Thang cuốn; băng tải chở người.

Tài liệu tham khảo

Quy trình kiểm định thang máy

Quy trình kiểm định thang cuốn

Đăng ký kiểm định thang máy?

     Chúng tôi tự hào là tổ chức kiểm định đa ngành hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng thang máy tư khâu nhập khẩu, lắp đặt và đưa vào sử dụng.

♦ Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

♦ Chứng nhận hợp quy thiết bị

♦ Kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng

♦ Đơn vị đa lĩnh vực hàng đầu về HSE: Quan trắc môi trường lao động, Huấn luyện an toàn lao động, tư vấn chứng nhận ISO, tư vấn hồ sơ quản lý An toàn sức khoẻ môi trường…

Cơ sở pháp lý:

 + Chỉ định kiểm định thang máy Bộ lao động-Thương binh và Xã hội: 

CRS VINA cam kết cung cấp dịch vụ kiểm định với chi phí hợp lý và thời gian nhanh chóng, giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình sử dụng thiết bị.
Các dịch vụ kiểm định được cung cấp tại trung tâm bao gồm: kiểm định an toàn, hiệu chuẩn, kiểm tra chất lượng, đo lường và kiểm tra tại chỗ.  

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

✔️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

✔️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

✔️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

✔️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

✔️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

Rate this post

Posted by & filed under Tin tức.