Chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát QCVN 16:2023/BXD. Đá ốp lát là vật liệu dùng để ốp lát cho các công trình xây dựng. Để đáp ứng các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, Bộ Xây dựng đã ban hành QCVN 16:2023/BXD quy định tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất trong nước hay nhập khẩu đá ốp lát đều phải chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.
☘ Đối tượng cần thực hiện chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát QCVN 16:2023/BXD
Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông gạch đá ốp lát trên thị trường đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát.
Yêu cầu này không áp dụng cho gạch đá ốp lát nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu hay hàng trưng bày hội chợ. Và cũng không áp dụng cho hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá quá cảnh.
☘ Các loại gạch đá ốp lát cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy
QCVN 16:2023/BXD quy định danh mục các sản phẩm gạch đá ốp lát cần chứng nhận hợp quy gồm:
▪️ Gạch đá ốp lát: gộp 2 sản phẩm là gạch gốm ốp lát ép bán khô và gạch gốm ốp lát đùn dẻo theo quy chuẩn cũ.
▪️ Đá ốp lát tự nhiên.
▪️ Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chát kết dính hữu cơ.
▪️ Gạch bê tông tự chèn
☘ Tại sao phải thực hiện chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát?
Chứng nhận hợp quy gạch ốp lát theo QCVN 16:2023/BXD là yêu cầu bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm này trên lãnh thổ Việt Nam. Việc tuân thủ quy định và thực hiện đầy đủ thủ tục chứng nhận mang lại nhiều lợi ích thiết thực:
Đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng khỏi sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng.
Tuân thủ quy định của pháp luật
Nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.
Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gạch đá ốp lát sang các thị trường quốc tế.
☘ Các tiêu chuẩn áp dụng
TCVN 6415-3:2016 (ISO 10545-3:1995), Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 3: Xác định độ hút nước, độ xốp biểu kiến, khối lượng riêng tương đối và khối lượng thể tích.
TCVN 6415-4:2016 (ISO 10545-4:2014), Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 4: Xác định độ bền uốn và lực uốn gãy.
TCVN 6415-6:2016 (ISO 10545-6:2010), Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 6: Xác định độ bền mài mòn sâu đối với gạch không phủ men.
TCVN 6415-7:2016 (ISO 10545-7:1996), Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 7: Xác định độ bền mài mòn bề mặt đối với gạch phủ men.
TCVN 6415-8:2016 (ISO 10545-8:2014), Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 8: Xác định hệ số giãn nở nhiệt dài.
TCVN 6415-10:2016 (ISO 10545-10:1995), Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 10: Xác định hệ số giãn nở ẩm.
TCVN 6415-11:2016 (ISO 10545-11:1994), Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 11: Xác định độ bền rạn men.
TCVN 4732:2016, Đá ốp lát tự nhiên
☘ Phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát
Các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN, gồm 3 phương thức:
🔸 Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.
Đánh giá chứng nhận hợp quy bằng phương thức 1, thì Giấy chứng nhận hợp quy không quá 01 năm. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.
Hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu áp dụng phương thức này khi:
+ Cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng này và chứng chỉ đang còn hiệu lực
+ Giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.
🔸 Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Giấy chứng nhận hợp quy không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
🔸 Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Với phương thức này, Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu.
☘ Các chỉ tiêu đánh giá chứng nhận hợp quy
Gạch ốp lát ép bán khô
Độ hút nước, Ev, % khối lượng.
Độ bền uốn, MPa.
Độ chịu mài mòn: Độ chịu mài mòn sâu đối với gạch không phủ men, tính bằng thể tích vật liệu bị hao hụt khi mài mòn. Độ chịu mài mòn đối với gạch phủ men, tính theo giai đoạn mài mòn bắt đầu xuất hiện khuyết tật.
Hệ số giãn nở nhiệt dài.
Hệ số giãn nở ẩm.
Gạch gốm ốp lát đùn dẻo
Độ hút nước, Ev, % khối lượng.
Độ bền uốn, MPa.
Độ chịu mài mòn
Hệ số giãn nở nhiệt dài.
Hệ số giãn nở ẩm.
Đá ốp lát tự nhiên
Độ hút nước (%)
Độ bền uốn (Mpa)
Độ chịu mài mòn bề mặt (Ha)
Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ
Độ hút nước (%)
Độ bền uốn (Mpa)
Độ chịu mài mòn bề mặt (Ha)
Độ bền hoá học
☘ Quy trình chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát
Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy
Bước 2: đánh giá giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1, thực hiện đánh giá hồ sơ, tài liệu của doanh nghiệp. Các hồ sơ như Hồ sơ đảm bảo chất lượng ISO 9001.
Bước 3: Đánh giá giai đoạn 2
Các chuyên gia sẽ thực hiện đánh giá hợp quy tại nhà máy sản xuất. Sau đó sẽ tiến hành lấy mẫu thử nghiệm.
Bước 4: Thử nghiệm mẫu
Thực hiện thử nghiệm đánh giá theo các chỉ tiêu quy định tại Phụ lục C, D trong Quy chuẩn SCVN 16:2023/BXD.
Bước 5: đánh giá kết quả, khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có)
Bước 6: Cấp chứng nhận hợp quy gạch ốp lát theo QCVN 16:2023/BXD
Sau khi có kết quả thử nghiệm và hồ sơ đánh giá đạt yêu cầu hoặc đã khắc phục xong các điểm không phù hợp, doanh nghiệp sẽ tiến hành thẩm xét hồ sơ để cấp chứng nhận. Khi đó, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của mình. Sau khi nhận được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp sẽ được cấp mẫu tem hợp quy (tem CR) để in ra và dán lên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.
Bước 7: Công bố hợp quy
Sau khi nhận được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần tiến hành công bố hợp quy tại Sở Xây dựng. Hồ sơ công bố hợp quy được nêu rõ tại bài viết “Công bố hợp quy Vật liệu xây dựng”, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm để chuẩn bị đầy đủ.
Bước 8: Đánh giá giám sát hàng năm
Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị trong vòng 3 năm. Theo quy định của pháp luật, trong thời gian này, doanh nghiệp sẽ trải qua 2 lần đánh giá giám sát. Các lần đánh giá sẽ được thực hiện vào năm thứ 2 và năm thứ 3 của giấy chứng nhận.
Sau 3 năm, doanh nghiệp sẽ cần tiến hành tái đánh giá để được cấp chứng nhận hợp quy cho chu kỳ 3 năm tiếp theo.
☘ Tổ chức chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát QCVN 16:2023/BXD tại Việt Nam
CRS VINA là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng, chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát theo tiêu chuẩn quốc gia QCVN 16:2023/BXD tại Việt Nam.
CRS VINA được thành lập bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định và chứng nhận chất lượng. CRS VINA cam kết cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 02/13 Ngỗ 133 Trần Thái Tông, P.Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình
⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Số 4 Đông Thạnh 3, Phường Hòa Phát, Huyện Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.