1. Chứng nhận HACCP
HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là công cụ để kiểm soát rủi ro được rủi ro được thừa nhận trên toàn thế giới. Chứng nhậnHACCP cũng đóng vai trò quan trọng đối với các tiêu chuẩn phù hợp đượcchứng nhận, và được thừa nhận là một yếu tố chính của thương mại quốc tế thực phẩm.
Nó là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý và có tính hệ thống cho sự nhận biết, xác định và kiểm soát mối nguy hại trong gia công, sản xuất và sử dụng thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng,
Ở Việt Nam, HACCP đã được biết đến từ năm 1992 và hiện nay nó đã được áp dụng rộng rãi.
7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HACCP
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát sự kiểm soát của CCP
Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát chỉ ra rằng một CCP nào đó không được kiểm soát.
Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục kiểm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu
Nguyên tắc 7: Lập tư liệu về tất cả các thủ tục và các ghi chép phù hợp với các nguyên tắc này và tương ứng với việc ứng dụng chúng.
2. Lợi ích áp dụng tiêu chuẩn HACCP ?
– Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí và thời gian đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận, đấu thầu;
– Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận và Dấu Chất lượng Việt Nam;
– Giấy chứng nhận hợp chuẩn là bằng chứng tin cậy và được chấp nhận trong đấu thầu;
– Gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường với sự thừa nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế;
– Đáp ứng yêu cầu cơ quan quản lý, cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật các thị trường trên thế giới;
– Tạo dựng niềm tin cho khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng.
3. Tổ chức nào áp dụng tiêu chuẩn ?
HACCP thích hợp với tất cả các lĩnh vực trong ngành công nghiệp thực phẩm, trong đó có các nhà sản xuất cấp 1, các cơ sở chế tạo, cơ sở chế biển, và các tổ chức dịch vụ liên quan tới lĩnh vực thực phẩm. Với các tổ chức, đối tượng muốn tự khẳng định sự tuân thủ của tổ chức mình với các chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm, với các yêu cầu pháp lý về an toàn thực phẩm cấp quốc gia và quốc tế.