Máy ép cọc là thiết bị chuyên dụng được sử dụng để thi công xử lí phần nền móng của các công trình. Đóng cọc vào trong nền đất bằng các loại búa rơi, búa hơi, búa nổ, búa thủy lực và búa rung phục vụ trong thi công móng cọc. Theo quy định của pháp luật thì máy ép cọc sử dụng thi công xây dựng công trình thuộc danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và thuộc thẩm quyền quản lí nhà nước của Bộ Xây dựng. Trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ cần thực hiện kiểm định máy ép cọc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

CRS VINA là trung tâm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiểm định thiết bị máy móc xây dựng. Được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động. Quý doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện kiểm định máy ép cọc, vui lòng liên hệ: 👇👇

Hotline: 0903.980.538 (Mrs. Lan Anh)

Kiểm định máy ép cọc là hoạt động đánh giá tình trạng kĩ thuật của máy có đáp ứng những quy chuẩn kĩ thuật và tiêu chuẩn an toàn chất lượng hay không.

 

 

 

Vì sao phải kiểm định an toàn máy ép cọc?

 

▪️ Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

▪️ Đảm bảo an toàn đối với con người, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc dẫn đến tai nạn lao động.

▪️ Đảm bảo hoạt động ổn định của thiết bị.

▪️ Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.

 

Căn cứ pháp lí cho việc thực hiện kiểm định máy ép cọc

 

✍️ Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn đối với thiết bị nâng.

✍️ Quy trình kiểm định kĩ thuật an toàn QTKĐ 10:2016/BLĐTBXH về cần trục tự hành.

✍️ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10645:2014 (ISO 5598:2008) về hệ thống và bộ phận truyền động thủy lực/ khí nén.

✍️ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5179:1990 về máy nâng hạ – yêu cầu thử nghiệm máy thủy lực về an toàn.

✍️ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4755:1989 về cần trục – yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực.

✍️ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9394:2012 về đóng và ép cọc – thi công và nghiệm thu.

✍️ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5206:1990 về máy nâng hạ – yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.

✍️ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5029:1990 về máy nâng hạ — yêu cầu đối với máy điện.

✍️ TCVN 8208:2008 về cần trục.

Trong trường hợp các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia và tiêu chuẩn viện dẫn có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.

 

Các loại máy ép cọc cần được kiểm định an toàn

 

✔️ Máy ép cọc thủy lực: là máy hạ cọc trong lòng đất bằng thủy lực tĩnh các dụng lên đỉnh cọc hoặc lên thân cọc nhờ các xilanh thủy lực ép cọc.

✔️ Mép ép đỉnh: còn gọi là máy ép chặn là loại máy ép tải thủy lực ép hoặc tổng lực ép lên đỉnh cọc.

✔️ Máy ép ôm – máy ép rô bốt: là loại máy ép thủy lực có lực ép đặt lên các bên của cọc ép nhờ lực ma sát giữa các bề mặt của cọc đang ép và các chấu ôm. Máy ép ôm là loại tự di chuyển trên bề mặt công trình bằng các chân bước còn được gọi là máy ép rô bốt.

 

 

 

 

Nội dung kiểm định

 

Kiểm định kĩ thuật an toàn đối với máy ép cọc phải đánh giá được các hoạt động liên quan đến di chuyển, quay, đóng cọc, các hư hỏng của máy, thiết bị nếu có. Nội dung kiểm tra gồm:

▪️ Đánh giá kết cấu kim loại và các mối hàn.

▪️ Đánh giá hoạt động của cơ cấu di chuyển và phanh.

▪️ Đánh giá hoạt động của cơ cấu quay và phanh.

▪️ Đánh giá hoạt động của cơ cấu nâng (móc, cáp, tang cuốn cáp) và phanh.

▪️ Đánh giá hoạt động của các hệ thống thủy lực và điện.

▪️ Đánh giá hoạt động của hệ thống điều khiển, các giới hạn hành trình và các lệnh khẩn cấp.

▪️ Đánh giá hoạt động của máy đóng cọc.

 

Hình thức kiểm định

 

Kiểm định lần đầu:

Là hoạt động đánh giá tình hình an toàn của máy theo các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

Kiểm định định kì

Là hoạt động đánh giá tình trạng kĩ thuật an toàn của máy theo các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định bất thường

Là hoạt động đánh giá tình trạng kĩ thuật an toàn của máy ép cọc theo các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn trong các trường hợp:

Sau khi cải tạo có ảnh hưởng đến tình trạng kĩ thuật an toàn của máy.

Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Máy nhập khẩu đã qua sử dụng.

 

Quy trình kiểm định máy ép cọc

 

Khi tiến hành kiểm định an toàn máy ép cọc trong thi công xây dựng,tổ chức kiểm định phải thực hiện theo QTKĐ:06-2017/BXD bao gồm các bước sau:

Bước 1: chuẩn bị kiểm định

▪️ Thống nhất kế hoạch kiểm định.

▪️ Kiểm tra hồ sơ, lí lịch thiết bị.

▪️ Chuẩn bị đầy đủ mặt bằng và các thiết bị, dụng cụ để phục vụ quá trình kiểm định;

▪️ Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định.

Bước 2: tiến hành kiểm định.

▪️ Kiểm tra kĩ thuật bên ngoài

▪️ Kiểm tra kĩ thuật – thử không tải.

▪️ Các chế độ thử tải – phương pháp thử. Thử có tải toàn bộ máy với 100% lực ép lớn nhất cho mọi hoạt động của máy.

▪️ Kiểm định hệ thống thủy lực: có rò rỉ dầu ra ngoài không. Hoạt động của các van điều khiển và van giới hạn áp suất.

Bước 3: xử lí kết quả kiểm định và cấp giấy chứng nhận.

 

Thời hạn kiểm định

 

Thời hạn kiểm định định kì các loại máy ép cọc, máy đóng cọc là 2 năm/lần.

Trong trường hợp nhà sản xuất hoặc cơ sở có yêu cầu về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà sản xuất và cơ sở. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

Thời hạn kiểm định sẽ thay đổi nếu quy định về thời hạn trong các quy chuẩn quốc gia thay đổi, khi đó sẽ thực hiện theo thời hạn đã thay đổi.

 

Cấp giấy chứng nhận kiểm định

 

Tổ chức thực hiện kiểm định cấp Giấy chứng nhận cho máy ép cọc sau khi kết quả kiểm định đạt yêu cầu.

Nếu kết quả kiểm định không đạt yêu cầu thì cần thực hiện lại bước lập biên bản và thông qua biên bản. Nêu rõ lý do không đạt yêu cầu. Kiến nghị khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó.

 

Mọi thắc mắc về hồ sơ đăng ký kiểm định, và chi phí kiểm định máy ép cọc, vui lòng liên hệ:

👇👇👇

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

 

📞 Hotline: 0903.980.538 ⭐ 0984.886.985

🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

💢 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

💢 Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

💢 Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ, Kiểm định an toàn.