Tai nạn lao động là tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình lao động, làm việc. Chính vì thế, để kịp thời trợ giúp hay sơ cấp cứu cho người bị nạn, bản thân mỗi người lao động và những người xung quanh cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng về sơ cấp cứu ban đầu. Đồng hành cùng các doanh nghiệp, CRS VINA thường xuyên tổ chức các khoá huấn luyện sơ cấp cứu cho doanh nghiệp trên toàn quốc. Các khoá đào tạo sẽ được thiết kế riêng cho mỗi doanh nghiệp.

Huấn luyện sơ cấp cứu là gì?

Huấn luyện sơ cấp cứu là khoá huấn luyện nhằm truyền tải, trang bị cho người lao động những kiến thức cơ bản về hoạt động sơ cấp cứu. Hướng dẫn các học viên những thao tác sơ cấp cứu ban đầu để giúp đỡ nạn nhân trong khi chờ nhân viên y tế tới.

Đối tượng cần được huấn luyện sơ cấp cứu

Đối tượng cần tham gia huấn luyện sơ cấp cứu được quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BYT, bao gồm:

Tất cả người lao động tham gia vào quá trình hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp. Trừ những người đã tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và có giấy chứng nhận.

Những người lao động được phân công tham gia lực lượng sơ cấp cứu tại doanh nghiệp, cơ sở.

Nội dung huấn luyện sơ cấp cứu cho doanh nghiệp

Nội dung huấn luyện sẽ được các giảng viên xây dựng dựa trên chương trình khung của pháp luật quy định và phù hợp với từng đối tượng, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.

Các bước chung trong xử trí cấp cứu tai nạn lao động:

+ Chuẩn bị sơ cấp cứu.

+ Các bước xử trí chung.

+ Đánh giá chung tình trạng bệnh nhân,…

Các nguyên lý cơ bản về sơ cứu, cấp cứu tại chỗ:

Băng bó vết thương: Nguyên tắc, các phương tiện dùng để băng bó, kỹ thuật băng bó.

Kỹ thuật cầm máu tạm thời: Nguyên tắc cầm máu, các biện pháp cầm máu tạm thời.

Kỹ thuật cố định gãy xương tạm thời: Nguyên tắc cố định gãy xương, các phương tiện cố định gãy xương.

Kỹ thuật hồi sinh tim phổi: Nhận biết dấu hiệu ngừng tuần hoàn hô hấp, hướng dẫn thông thoáng đường thở và hỗ trợ hô hấp, hướng dẫn hồi sức tim phổi.

Xử lý bỏng: Đánh giá nguyên nhân và mức độ bỏng, xử lý cấp cứu bỏng tại chỗ.

Phương pháp vận chuyển nạn nhân an toàn không cáng và có cáng để cấp cứu ban đầu.

Các hình thức cấp cứu: Cấp cứu điện giật, Cấp cứu đuối nước, Cấp cứu tai nạn do hóa chất.

Phương pháp tiến hành một số thao tác cấp cứu cơ bản:

+ Hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực.

+ Cấp cứu vết thương đứt động mạch.

+ Cấp cứu vết thương mắt.

+ Cấp cứu vết thương bụng.

+ Cấp cứu vết thương ngực.

+ Sơ cứu nạn nhân bỏng.

+ Sơ cứu trường hợp bị gãy xương,…

+ Di chuyển bệnh nhân,…

Hướng dẫn thực hành một số trường hợp giả định trên người nộm hoặc người thật:

+ Hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực

+ Các phương pháp băng bó cơ bản

+ Nẹp cố định gãy xương.

Thực hành hành một số thao tác cấp cứu

+ Thực hành cấp cứu nạn nhân ngừng tuần hoàn, hô hấp.

+ Thực hành băng vết thương bằng băng cuộn (Đầu, tay, chân, mắt, ngực…)

+ Thực hành cố định một số trường hợp bị gãy xương,…

Thời gian huấn luyện

Tuỳ theo từng hình thức huấn luyện mà thời gian huấn luyện là khác nhau, cụ thể:

Huấn luyện lần đầu:

Đối với người lao động: thời gian tối thiểu cần tham gia huấn luyện là 4 giờ.

Đối với lực lượng sơ cấp cứu: thời gian huấn luyện là 16 giờ.

Huấn luyện định kỳ hằng năm:

Đối với người lao động: thời gian tối thiểu cần tham gia huấn luyện là 2 giờ.

Đối với lực lượng sơ cấp cứu: thời gian huấn luyện là 8 giờ.

Cấp giấy chứng nhận huấn luyện sơ cấp cứu

Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện, các học viên sẽ được tham gia kiểm tra sát hạch. Nếu thông qua bài kiểm tra sẽ được cấp giấy chứng nhận đã tham gia huấn luyện sơ cấp cứu.

Người tham gia huấn luyện sơ cấp cứu phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cấp cứu tại doanh nghiệp. Trong trường hợp người lao động đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì không cần phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Hồ sơ đăng ký tham gia huấn luyện

Các doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu cần chuẩn bị danh sách số lượng các học viên tham gia, thông tin và ảnh của học viên.

Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp hotline 0903.980.538 để tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Đơn vị huấn luyện sơ cấp cứu cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu, có thể liên hệ trung tâm đào tạo CRS VINA.

CRS VINA là đơn vị được cấp phép huấn luyện sơ cấp cứu cho doanh nghiệp, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia đầu ngành với nhiều năm đứng lớp và kinh nghiệm thực tế. Đảm bảo truyền tải những nội dung và kỹ năng cần thiết cho người lao động theo chương trình khung của pháp luật.

Cung cấp tài liệu huấn luyện phù hợp với từng đối tượng học viên.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

Rate this post

Posted by & filed under ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG.