An toàn vệ sinh lao động là vấn đề không chỉ có người lao động trực tiếp mà là của toàn doanh nghiệp, tổ chức. Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được chia thành 6 nhóm đối tượng chính. Mỗi nhóm đối tượng sẽ gồm những cá nhân có vai trò khác nhau, công việc khác nhau sẽ có chương trình huấn luyện khác nhau. Trong phạm vi bài viết dưới đây, CRS VINA gửi đến quý học viên những thông tin về khoá huấn luyện an toàn nhóm 1 – nhóm đối tượng gồm những người đứng đầu tại doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng an toàn cho người quản lý.Hotline 0909.980.538

 

Căn cứ pháp lí

 

– Căn cứ Luật An toàn lao động, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

– Căn cứ điều 2 của Luật an toàn lao động quy định người sử dụng lao động phải tham gia tập huấn an toàn lao động nhằm giúp người sử dụng lao động nắm được kĩ năng giải pháp thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động; giảm thiểu những tổn thất về con người và tài sản cho doanh nghiệp.

 

Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn lao động nhóm 1

 

Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được chia thành 6 nhóm đối tượng. Trong đó, nhóm gồm những đối tượng cụ thể:

– Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, phòng, ban, chi nhánh trực thuộc hoặc cấp phó được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động.

– Phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kĩ thuật hoặc cấp phó giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động.

– Quản đốc phân xưởng hoặc tương đương hoặc cấp phó giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động.

 

Vì sao người làm công tác quản lí cần phải tham gia khóa huấn luyện an toàn?

 

– Thứ nhất, việc huấn luyện an toàn lao động cho người quản lí an toàn lao động là quy định của pháp luật. Việc thực hiện đầy đủ chính là tuân thủ pháp luật, không bị xử lí trách nhiệm.

– Những người làm công tác quản lý là người đang đại diện cho người sử dụng lao động vì thế việc hiểu rõ hơn về công tác an toàn sẽ giúp bạn hỗ trợ tốt hơn cho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động.

– Giúp người làm công tác quản lí an toàn lao động biết cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá, xử lí kịp thời các nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn trong lao động sản xuất. Nhằm chủ động ngăn ngừa và từng bước thực hiện nói không với tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm sự toàn vẹn về thân thể người lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.

– Việc tham gia huấn luyện không chỉ thể hiện bạn là người có trách nhiệm với người lao động mà còn đối với cả cộng đồng.

 

Nội dung huấn luyện an toàn lao động nhóm 1

 

Được quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP, nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 1 bao gồm:

1. Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

– Tổng quan hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

– Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

– Các quy định cụ thể của cơ quan quản lí nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Đào tạo nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

– Tổ chức bộ máy, quản lí và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở.

– Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.

– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

– Thực hiện thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác an toàn lao động.

– Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.

 

Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động nhóm 1

 

Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện, các học viên sẽ được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động nhóm 1 có thời hạn 2 năm.

Bạn phải tham gia huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm/1 lần.

 

Thời gian huấn luyện an toàn nhóm 1 như thế nào?

 

Huấn luyện lần đầu:theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thời gian huấn luyện ít nhất 16 giờ (tương đương 2 ngày làm việc) bao gồm cả thời gian học, thực hành và kiểm tra.
Huấn luyện định kì: chứng nhận nhóm 1 sau 2 năm kể từ ngày được cấp sẽ hết hiệu lực, người quản lí cần tham gia huấn luyện định kì để cấp đổi chứng nhận huấn luyện mới tại tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện.
Huấn luyện lại: đối với những cơ sơ hoặc cá nhân nghỉ việc từ 6 tháng trở lên trước khi trở lại làm việc cần được huấn luyện lại các nội dung theo quy định.
Huấn luyện lại khi chuyển đổi công việc: với những học viên được huấn luyện an toàn lao động nhóm 1 rồi khi chuyển từ công việc này sang công việc khác, có sự thay đổi công nghệ và thiết bị khác thì trước khi được bàn giao công việc mới phải được xếp nhóm và huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc đó, đồng thời được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện mới.

 

Huấn luyện an toàn lao động nhóm 1 tại CRS VINA

 

– Cấp giấy chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động đúng theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Giảng viên đứng lớp là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực tế và chuyên môn để thực hiện công tác tư vấn, giám sát, huấn luyện.
– Khóa huấn luyện được tổ chức thường xuyên với chi phí rẻ, cạnh tranh giúp đơn vị tiết kiệm tối ưu.
– Các khoá học được tổ chức trên toàn quốc đáp ứng yêu cầu về thời gian đào tạo và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
– Hỗ trợ tư vấn miễn phí, nhiệt tình, trách nhiệm.

 

 

Huấn luyện an toàn vệ sinh viên

 

TRUNG TÂM TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG, ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

☎ Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://kiemdinhthietbi.info/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
🔹 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
🔹 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
🔹 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
🔹 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG.