An toàn làm việc trong không gian hạn chế được quy định tại Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH. Người sử dụng lao động cần đảm bảo tất cả những người vào làm việc trong không gian hạn chế phải được đào tạo an toàn đầy đủ. Người lao động làm việc trong không gian hạn chế muốn đăng ký khóa đào tạo an toàn lao động, đào tạo an toàn làm việc trong không gian hạn chế vui lòng liên hệ CRS VINA để được tư vấn, hỗ trợ. Hotline 0903.980.538
Không gian hạn chế là gì?
Không gian hạn chế là những nơi lao động bị hạn chế bởi khoảng không, vị trí làm việc; thiếu hoặc thừa oxi trong không khí hoặc hạn chế về lối thoát hiểm; hoặc có sự xuất hiện của khi độc, chất cháy nổ,…
Các không gian hạn chế thường gặp như: Thùng chứa; Bồn chứa; Bồn xe chứa dầu; Nồi hơi; Bình chịu áp lực; Bồn chứa nước; các rảnh, hố sâu, hầm mỏ, cống, ống nước và các cấu trúc tương tự; ….
Tại sao cần phải đảm bảo an toàn làm việc trong không gian hạn chế?
Làm việc trong không gian hạn chế là một trong những công việc vô cùng nguy hiểm và dẫn đến tỉ lệ tai nạn lao động cao nhất. Hằng năm có rất nhiều người lao động bị thương và thiệt mạng khi làm việc trong không gian làm việc hạn chế. Ước tính chỉ có khoảng 60% các trường hợp rủi ro được cứu hộ. Không gian làm việc hạn chế gây nguy hiểm hơn không gian làm việc bình thường vì nhiều lí do như thiếu oxy gây ngất xỉu, có mặt những loại khí độc gây chết người,… Hàng năm Việt Nam cũng có rất nhiều tai nạn chết người xảy ra với các công nhân thi công trong phạm vi không gian hẹp, chưa được kiểm tra kĩ lưỡng về độ an toàn và thiếu các thiết bị an toàn cũng như dụng cụ cấp cứu. Trong nhiều trường hợp đã xảy ra những thảm kịch dẫn tới hậu quả thương tâm cho cả người cần cấp cứu lẫn người tham gia cứu hộ. Công việc tu tạo máy móc, thiết bị mang điện trong không gian hạn chế có thể dẫn đến những va đụng trực tiếp với nguồn điện dẫn đến tai nạn.
Đối tượng cần huấn luyện an toàn lao động trong không gian hạn chế
Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP, khóa huấn luyện an toàn trong không gian hạn chế được tổ chức hướng đến người lao động thuộc nhóm 3: người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Cụ thể đối tượng gồm
- Công nhân ở công trường, kĩ thuật viên, kĩ sư bảo trì, kĩ thuật viên phòng thí nghiệm, thợ hàn, thợ ống dẫn dầu/ khí, bộ phận ứng phó khẩn cấp, bộ phận An toàn, Sức khỏe, Trưởng nhóm, Quản lí… và bất cứ người lao động nào với điều kiện làm việc trong không gian hạn chế, không gian kín.
- Các cán bộ quản lí, đốc công
Quy định an toàn khi làm việc và ra khỏi không gian hạn chế
▪️ Người sử dụng lao động hoặc người quản lý trực tiếp tại cơ sở sản xuất phải đảm bảo hoàn thành việc đánh giá rủi ro và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho con người trước khi cấp phép, chấp thuận cho con người vào không gian hạn chế.
▪️ Không ai được phép vào bên trong không gian hạn chế nếu chưa được cấp phép, chấp nhận bởi người có trách nhiệm tại đơn vị.
▪️ Lối vào không gian hạn chế phải gắn biển cảnh báo khu vực nguy hiểm và cấm người không có nhiệm vụ liên quan.
▪️ Khi không có người bên trong và người canh gác vắng mặt thì các lối ra vào không gian hạn chế phải được che chắn phù hợp để ngăn không cho người không có thẩm quyền, không được cấp phép vào bên trong không gian hạn chế.
Nội dung khóa huấn luyện an toàn trong không gian hạn chế
Nội dung giảng dạy:
Phần 1: Tổng quan luật pháp, chính sách về an toàn, vệ sinh lao động
▪️ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động về an toàn vệ sinh lao động;
▪️ Quy định của luật về chế độ, chính sách cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động.;
▪️ Kiến thức cơ bản về kĩ thuật an toàn, vệ sinh lao động;
▪️ Phương tiện bảo vệ cá nhân: các yêu cầu khi lựa chọn, sử dựng và bảo quản.
Phần 2: Tổng quan kĩ thuật làm việc trong không gian hạn chế
▪️ Các định nghĩa, khái niệm, thuật ngữ liên quan;
▪️ Các yêu cầu pháp lí, quy định, hệ thống giấy phép về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế;
▪️ Cách sử dụng và bảo dưỡng các công cụ đảm bảo an toàn: dụng cụ đo lường khí gas, dụng cụ bảo vệ cá nhân, bộ cấp khí thở cơ động, quy trình sử dụng thẻ và khóa…;
Phần 3: nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro khi làm việc
▪️ Nhận biết đặc điểm của không gian hạn chế, các đặc thù riêng khi làm việc trong không gian hạn chế;
▪️ Những yếu tố gây nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường: điều kiện áp suất, khí gas, thiết bị điện…;
▪️ Phân tích rủi ro và đánh giá rủi ro, thực hành các thao tác hạn chế rủi ro khi làm việc trong không gian hạn chế.
Phần 4: kĩ thuật an toàn khi làm việc trong không gian hạn chế
▪️ Các yêu cầu về an toàn khi làm việc;
▪️ Kĩ thuật an toàn khi làm việc: lí thuyết và thực hành;
▪️ Biện pháp đảm bảo an toàn, cải thiện điều kiện làm việc.
Phần 5: ứng phó với tình huống khẩn cấp, kĩ thuật sơ cứu tại chỗ
Phần 6: các đào tạo khác dựa trên điều kiện thực tế và yêu cầu riêng của khách hàng.
Những quy định khi làm việc trong không gian hạn chế
▪️ Phải có giấy phép làm việc trong không gian hạn chế trước khi vào bất cứ không gian hạn chế nào.
▪️ Sự cô lập không gian hạn chế sẽ được thực hiện bằng cách tháo, mở các đầu của bồn, bể.
▪️ Tất cả các nguồn điện và năng lượng động phải được cô lập.
▪️ Người canh chừng bên ngoài và người làm việc ở bên trong phải thông tin thường xuyên với nhau.
▪️ Phải chiếu sáng phù hợp cho từng khu vực làm việc.
▪️ Có kế hoạch ứng cứu cho bất kĩ công việc nào.
▪️ Nếu có được yêu cầu thì thiết bị thở phải được cung cấp từ hệ thống giá đỡ/ kết nối.
▪️ Thiết bị thở cá nhân dùng cho trường hợp khẩn cấp và không được sử dụng ngoại trừ đội ứng cứu sợ cố.
▪️ Cấm mang bình khí vào không gian hạn chế, trừ thiết bị thở cá nhân.
▪️ Không được ăn, uống trong không gian hạn chế.
▪️ Người làm việc trong không gian hạn chế phải có đeo dây an toàn và có dây tời.
▪️ Vệ sinh không gian để loại bỏ những vật liệu mà có thể gây nguy hiểm khi vào.
▪️ Thông khí đầy đủ bằng cách trao đổi khí và thiết bị đẩy khí phải được nối đất hợp lí để tránh việc tích điện.
▪️ Chỉ những người được huấn luyện mới được vào không gian hạn chế.
▪️ Phải có đính kèm trên giấy phép làm việc danh sách người vào không gian hạn chế cũng như dụng cụ, thiết bị sẽ được sử dụng.
▪️ Điện thế của thiết bị, dụng cụ sử dụng trong không gian hạn chế phải không quá 24V.
▪️ Tất cả các thiết bị bảo hộ cá nhân phải được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng.
▪️ Người gián sát phải đảm bảo tất cả những người làm việc trong không gian hạn chế đều đã được huấn luyện.
▪️ Phải lập hàng rào khi làm việc.
▪️ Đối với môi trường trơ hóa thì bắt buộc phải trang bị thiết bị hỗ trợ hô hấp, kiểm tra tình trạng sức khỏe và quy định giới hạn thời gian làm việc.
▪️ Kiểm tra khí hydrocacbon tổng được yêu cầu khi vào không gian hạn chế có chứa hoặc trước đây có chức hydrocacbon.
▪️ Kiểm tra khí bổ sung sau lần kiểm tra đầu.
▪️ Thiết bị thông khí cơ học phải được dùng 30 phút trước khi tiến hành đo khí.
▪️ Kiểm tra khí liên tục phải được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị có cài đặt chuông báo động với giới hạn cháy dưới, nồng độ H2S, nồng độ Oxy cao và thấp.
Ứng cứu khẩn cấp và thoát hiểm
💢 Những người được cử tham gia vào lực lượng ứng cứu trong không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, huấn luyện sơ cấp cứu.
💢 Người sử dụng lao động phải đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ cần thiết cho đội cứu nạn cứu hộ
💢 Trong trường hợp cần phải thoát hiểm thì phải tuân theo quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp của Công ty
💢 Tất cả người lao động có nghĩa vụ tự thoát hiểm và tuân theo hướng dẫn của đội ứng cứu sự cố.
💢 Đảm bảo an toàn cho người lao động và máy móc thiết bị khi thoát hiểm.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động làm
Trưởng bộ phận, đội trưởng cần phải đảm bảo hướng dẫn an toàn không gian hạn chế đến người lao động trong xưởng.
Giám sát, tổ trưởng:
Tuân thủ các quy trình, hướng dẫn an toàn và các quy định liên quan trong quá trình thực hiện công việc trong không gian hạn chế.
Đảm bảo những người lao động dưới quyền quản lý của mình nhận thức được mối nguy tiềm ẩn khi làm việc với không gian hạn chế thông qua quá trình đánh giá rủi ro công việc.
Giám sát chặt chẽ khu vực làm việc.
Người lao động làm việc trong không gian hạn chế:
Tuân thủ các quy trình, hướng dẫn an toàn và các quy định liên quan trong quá trình thực hiện công việc trong không gian hạn chế.
Được đào tạo chuyên môn và có khả năng thực hiện công việc được giao, nhận thức được mối nguy tiềm ẩn và sự nguy hiểm thông qua quá trình đánh giá rủi ro công việc.
Phải tham gia khóa đào tạo an toàn làm việc trong không gian hạn chế và có giấy chứng nhận mới được làm việc trong không gian hạn chế.
Quý học viên có nhu cầu đăng ký tham gia khóa huấn luyện đào tạo an toàn làm việc trong không gian hạn chế, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 🃏 0984.886.985
🌜 Website: https://kiemdinhthietbi.info/
🌜 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/
🌜 Email: lananhcrsvina@gmail.com
📌 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
📌 Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
📌 Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.